'Đèn đỏ' bất thường hậu Covid-19 có cần điều trị?

Chia sẻ Facebook
30/04/2022 12:49:42

Nhiều chị em than phiền tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau Covid-19, thậm chí có những người một tháng có tới 2 chu kỳ.


Theo BS CKI. Nguyễn Thị Diễm Hương - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3, thời gian qua có nhiều bệnh nhân nữ tới khám hậu Covid-19. Có phụ nữ trẻ mất kinh sau khi khỏi Covid-19 được 2, 3 tháng. Có chị em lại mệt mỏi vì chu kỳ đến sớm hơn sinh lý bình thường.

Hiện nay, theo Bộ Y tế có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid- 19. BS Hương cho biết ngày càng có nhiều phụ nữ cho rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.


Chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu Covid-19 và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống sinh sản của phụ nữ.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19, BS Hương cho biết chị em gặp các tình trạng như:

Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rong kinh - cường kinh hoặc vô kinh – thiểu kinh…

Bất thường về tính chất máu kinh: Một số người nhận thấy cục máu đông bất thường trong dịch tiết kinh nguyệt của họ.

Ảnh minh hoạ.


Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) tồi tệ hơn: Dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận, mất ngủ, khó tập trung, lơ mơ, trầm cảm, đau đầu, chóng mặt, bức bối của các chi, ngất, đánh trống ngực, táo bón, buồn nôn, nôn,… và mệt mỏi nghiêm trọng hơn.

Theo bác sĩ Hương, nguyên nhân của tình trạng này do mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone, mặt khác virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt, kèm theo tâm lý lo lắng, căng thẳng, những áp lực bên ngoài tác động trong và sau Covid-19, ngoài ra việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý nền trước đó (tăng huyết áp, đái tháo đường…)... cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Theo nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau 1-2 chu kỳ. Tuy nhiên, người bệnh có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi kéo dài cần phải loại trừ các bệnh lý sản phụ khoa hay nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến do ảnh hưởng của virus SARS-COV-2.

Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: bBnh lý tử cung như u xơ hay polyp, rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung hay cổ tử cung, một số bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…

Nếu có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, chị em không cần lo lắng. Việc điều trị có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên đặc biệt là các bài tập thư giãn (thiền, yoga…).


Giữ tâm lý thật thoải mái, suy nghĩ tích cực. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

Y học cổ truyền từ lâu điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt. Ngày nay, vai trò của Y học cổ truyền ngày càng phát huy nhiều hơn trong các bệnh lý liên quan đến hậu Covid-19, trong đó có rối loạn kinh nguyệt hậu Covid 19.

Quan điểm Y học cổ truyền về rối loạn kinh nguyệt được mô tả trong các chứng: Kinh trở, Kinh trễ, Kinh loạn, Bế kinh, Thống kinh, Băng lậu.

Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan mật thiết với ngũ tạng, bào cung và hai mạch Xung, Nhâm.


Vì vậy khí huyết mạch Xung - Nhâm và bào cung mất điều hòa hay chức năng của các tạng rối loạn đều có thể tác động đến nguyệt sự của người phụ nữ.

Ngoài các bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh, có công dụng: Bổ huyết, điều khí lý huyết, bổ hư… Y học cổ truyền còn phối hợp với các phương pháp không dùng thuốc như: Châm cứu, nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp, dưỡng sinh… vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ đừng quên nạp cho con ‘vi chất’ sẵn có trong tự nhiên

icon 0

Thấy con ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, bố mẹ đưa con trai 7 tuổi (ở Hà Nội) đến BVĐK MEDLATEC khám, tìm ra nguyên nhân mà rất nhiều trẻ gặp phải. Nhưng dễ dàng khắc phục bằng chính ‘vi chất’ rất dồi dào trong tự nhiên.

Vì sao món lòng lợn, thịt chó cần ăn kèm rau húng quế?

icon 0

Theo y học dân gian, húng quế giúp tiêu diệt giun hoặc ký sinh trùng trong đường ruột, vì thế đây là loại rau thơm được ăn kèm trong các món như thịt chó, lòng lợn, tiết canh…

Điểm G của mày râu có không?icon0Nhiều người cho rằng điểm G của nữ giới khá rõ, đã được tìm thấy, nhưng với mày râu điểm G lại hoàn toàn khác.

Sự thật công nghệ 'vua đốt mỡ' móc hầu bao của chị emicon0Nhiều quảng cáo của các spa, thẩm mỹ viện cho rằng chỉ cần 60 phút đánh bay thân hình quả táo để sở hữu vòng eo con kiến.

Thêm trường hợp mù mắt sau tiêm filler làm đầy rãnh má tại tiệm tóc, đừng làm đẹp bất chấp

icon 0

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) lại vừa tiếp nhận thêm một bệnh nhân bị mất thị lực sau tiêm filler làm đầy rãnh má tại tiệm tóc.

Tê yếu tứ chi, tê miệng, cơ lực chi giảm sau ăn cơm với ruốc lỗicon0Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cấp cứu kịp thời một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng sau khi ăn ruốc lỗ.

Liên tiếp các ca bị rắn độc cắn, bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu ai cũng phải nhớ

icon 0

Mùa mưa đến, tai nạn do rắn cắn thường xuất hiện nhiều hơn. Nếu không may bị rắn độc cắn, sức khoẻ và thậm chí tính mạng của con người sẽ bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Kinh hãi 7 chiếc kim trong lồng ngực người phụ nữ 28 tuổi suốt 2 tháng

icon 0

7 cây kim may nằm trong lồng ngực bệnh nhân suốt 02 tháng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ gắp ra thành công.

Những bệnh rình rập trẻ mầm non đi học lại

icon 0

Khi trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ dịch Covid-19 sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý khác như sốt siêu vi, thuỷ đậu, viêm mũi họng, tay chân miệng...

Mù mắt, cháy toàn thân do dùng điện thoại đang sạc pin

icon 0

Thông tin từ Khoa Mắt - Bệnh viện Bạch Mai cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân 23 tuổi bị mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan vì bị tai nạn do dùng điện thoại khi đang sạc.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook