Đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Bộ TT&TT đang đề nghị Bộ Công an hoàn thiện, trình ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thời gian gần đây, Nhiều vụ việc liên quan đến dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng Việt Nam bị hacker rao bán trên mạng làm cho vấn đề lộ lọt dữ liệu, thông tin cá nhân đã xảy ra và được xã hội quan tâm.
Tháng 7/2022, trên một diễn đàn trực tuyến, đã xuất hiện thông tin rao bán dữ liệu của 30 triệu hồ sơ người dùng, được cho là thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam.
Từ kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu của các cơ quan chức năng, nguồn dữ liệu được đối tượng rao bán trên diễn đàn khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục do Bộ GD&ĐT quản lý.
Trước đó, từng có thông tin về việc lộ lọt dữ liệu của khoảng 41 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam. Đáng chú ý khi trong vụ lộ lọt dữ liệu này, các thông tin như tên tài khoản, quê quán, nơi làm việc, thông tin về gia đình, người thân của chủ tài khoản Facebook đều được thể hiện một cách chi tiết bằng tiếng Việt.
Tại Việt Nam chưa có tổ chức nào nghiên cứu chính thức để đưa ra một con số thống kê cụ thể về thiệt hại của việc mất mát, rò rỉ dữ liệu. Tuy vậy, theo đánh giá của IBM Security, thiệt hại kinh tế hàng năm do vấn đề vi phạm dữ liệu của khu vực công khiến tổng chi phí tăng trung bình 10%/năm.
Trước tình hình trên, Bộ TT&TT đã triển khai cùng lúc nhiều giải pháp nhằm xử lý việc các cá nhân, tổ chức có hành vi thu thập, mua bán trái phép dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.
Theo đó, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử nhằm cập nhật các chế tài xử phạt.
Bộ cũng ban hành 10 văn bản chỉ đạo, xử lý liên quan đến công tác bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân. Đồng thời, yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước rà soát, tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Dữ liệu cá nhân, liên tục bị lợi dụng, trở thành "món hàng" để mua bán. Vì sao lại có tình trạng này? Và làm thế nào để mỗi chúng ta không bị lợi dụng trên không gian mạng