ĐCSTQ kiểm soát mang tính chiến lược đối với 95 bến cảng trên toàn cầu
Thống kê cho thấy Trung Quốc đã có được quyền thuê hoặc vốn chủ sở hữu của 95 bến cảng nước ngoài trên khắp thế giới.
Thống kê cho thấy Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã có được quyền thuê hoặc vốn chủ sở hữu của 95 bến cảng nước ngoài trên khắp thế giới thông qua các công ty Trung Quốc. Các học giả đã nghiên cứu và đánh giá rằng ĐCSTQ không đơn thuần vì mục đích thương mại, mà là để thu thập thông tin tình báo, và coi đó như một căn cứ quân sự tiềm năng ở nước ngoài.
Công ty vận tải khổng lồ COSCO của Trung Quốc năm ngoái đã ra giá để mua 35% cổ phần của công ty hậu cần (logistic) HHLA tại 1 trong 3 bến tàu ở cảng Hamburg – cảng lớn nhất của Đức.
Liên minh cầm quyền của Đức có sự bất đồng về giao dịch này. Nhưng cuối cùng, nội các Đức đã chấp thuận cho Cosco mua 24,9% cổ phần. Một nguồn tin của Bộ Kinh tế Đức cho hay, đây là một “giải pháp khẩn cấp” để thông qua thỏa thuận nhưng giảm thiểu tác động.
Tập đoàn COSCO ban đầu muốn mua 35% cổ phần của Cảng Hamburg để nắm cổ phần chi phối, tuy nhiên do sự phản đối của hai chính đảng trong Chính phủ Liên minh, Thủ tướng Đức Scholz cuối cùng đã chấp thuận cho Tập đoàn COSCO mua 24,9% cổ phần tại cảng Hamburg, thấp hơn mức chấp thuận của nội các với ngưỡng 25% vốn chủ sở hữu.
Chiến lược ngoại giao của ĐCSTQ ẩn sau cuộc gặp giữa ông Tập và Thủ tướng Đức
Cảng Hamburg, nằm giữa Biển Bắc và Biển Baltic, là một trong những trung tâm ngoại thương quan trọng nhất trên thế giới và là cảng đường sắt lớn nhất ở châu Âu. Ngôn ngữ trên trang web chính thức của cảng này đã có phiên bản tiếng Trung và nội dung cho thấy, “Cảng đường sắt lớn nhất ở châu Âu này đóng vai trò quan trọng trong Con đường tơ lụa mới dẫn đến Trung Quốc.”
Trước đó, giới chức Mỹ xác nhận Washington đã cố gắng thuyết phục Chính phủ Đức không bán cổ phần kiểm soát tại cảng Hamburg cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
WSJ đưa tin, nhà nghiên Isaac B. Kardon thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ (U.S.Naval War College) và nhà nghiên cứu Wendy Leutert của Đại học Indiana (Indiana University) đã phát hiện ra, các công ty Trung Quốc và các công ty có trụ sở tại Hồng Kông nắm giữ cổ phần trong các hợp đồng thuê hoặc nhượng quyền thiết bị đầu cuối ở 95 bến cảng nước ngoài. Dấu chân của họ có ở Bỉ, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Ả Rập Saudi, Đức, Peru, v.v., và thậm chí cả Israel. Hải quân Trung Quốc đã ghé vào một 1/3 số cảng, hoặc cho các hoạt động tiếp tế hoặc ngoại giao.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu vận tải biển Drewry, hơn 27% thương mại container toàn cầu năm ngoái đã đi qua các bến cảng do các công ty lớn có trụ sở tại Trung Quốc và Hồng Kông kiểm soát.
Ví dụ, cảng Piraeus của Hy Lạp nằm ở biển Aegean, được mệnh danh là “ngã tư đường biển” , tỏa ra lục địa châu Âu, Trung Đông và châu Phi, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nơi trấn giữ lối đi”. Tập đoàn COSCO của Trung Quốc đã mua quyền quản lý cảng vào năm 2016. Vào tháng 8, một tòa án Hy Lạp đã phê chuẩn việc bán thêm vốn cổ phần cảng cửa ngõ phía nam của châu Âu này cho COSCO, tăng cổ phần của COSCO tại trung tâm Địa Trung Hải quan trọng này từ 51% hiện tại lên 67%.
Theo thống kê của các học giả Trung Quốc, tính đến năm 2019, ĐCSTQ đã hoàn thành tổng cộng 101 dự án ở nước ngoài dưới hình thức mua lại, đầu tư, hỗ trợ xây dựng và thuê lại. Báo cáo nghiên cứu có tên “Phân tích dữ liệu về các dự án cảng ở nước ngoài của Trung Quốc” nói rằng sức mạnh cảng của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua và các dự án mua lại, đầu tư, hỗ trợ xây dựng và thuê lại của Trung Quốc đã lan rộng khắp 6 châu lục trên thế giới.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) , năm 2021 một bài báo do cựu Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liam Fox và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert Mcfarlane đồng tác giả cho biết:
“Ngày nay, Trung Quốc có quyền lực đối với 96 cảng trên toàn cầu, trong đó một số cảng nằm ở những điểm trọng yếu trong thương mại hàng hải, bao gồm cả thương mại năng lượng, cho phép Bắc Kinh đạt được sự thống trị chiến lược mà không cần đến một người lính, một con tàu hay một con tàu hay một cuộc đổ máu nào”.
Khi Mỹ bắt đầu trỗi dậy vào nửa sau thế kỷ 19, nhà lý luận quân sự nổi tiếng Alfred Thayer Mahan đã đưa ra “Học thuyết Sức mạnh biển” (The Influence of Sea Power upon History), giải thích một cách có hệ thống tầm quan trọng của việc kiểm soát biển, nhấn mạnh rằng các cảng là một trong ba trụ cột quyền lực.
Vì các cảng thương mại được coi là có cả mục đích sử dụng quân sự và dân sự, nên chúng có thể được nâng cấp cho mục đích quân sự.
Các nhà phân tích an ninh Mỹ nói với WSJ rằng ĐCSTQ tiếp tục mở rộng số lượng cảng nước ngoài mà họ kiểm soát, có thể tiếp tế cho hải quân cập bến tại các do doanh nghiệp Trung Quốc vận hành, duy trì một cách hiệu quả các đội tàu ở nước ngoài và chi phí thấp hơn. Điều này có thể được nhìn thấy từ việc thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của ĐCSTQ tại quốc gia Đông Phi Djibouti vào năm 2017.
Ông Kevin Donegan, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington, cho biết ngoài giá trị thương mại, các bến cảng do Trung Quốc điều hành còn có thể được sử dụng để thu thập thông tin tình báo và đóng vai trò là căn cứ quân sự tiềm năng.
Theo WSJ , một số chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu tư vào các cảng cũng mang lại cho nước này ảnh hưởng lớn hơn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng vô cùng trọng đối với dòng chảy hàng hóa trên khắp thế giới, vốn là một rắc rối tiềm ẩn đối với các chính phủ phương Tây.
Cách các công ty Trung Quốc thu thập dữ liệu vận chuyển cũng khiến một số người trong Chính phủ Mỹ lo ngại, họ cho rằng nó có thể cung cấp cho ĐCSTQ thông tin về các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của đối thủ.
Trí Đạt (t/h)
Chuyên gia: Dã tâm của ĐCSTQ khi có cổ phần tại 96 cảng trên toàn cầu ĐCSTQ đã đầu tư vào gần 100 cảng trên khắp thế giới và gửi các chi nhánh của mình đến các quốc gia khác nhau