ĐCSTQ dùng AI theo dõi và cảnh báo khi người biểu tình giăng biểu ngữ
Gần đây, có thông tin cho rằng một công ty Trung Quốc là Dahua Technology đã hợp tác với chính phủ để cung cấp công nghệ được thiết kế nhằm ngăn người dân Trung Quốc biểu tình hoặc giăng biểu ngữ.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu giám sát IPVM của Mỹ, Dahua Technology đang cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) công nghệ sử dụng camera trí tuệ nhân tạo để thu thập đặc điểm khuôn mặt của người biểu tình, nhằm giám sát họ đang ở đâu và thời điểm giăng biểu ngữ phản đối.
Tuy nhiên, sau khi IPVM yêu cầu đưa ra đánh giá về Dahua Technology, công ty này đã ngay lập tức xóa bỏ tất cả các thông tin liên quan trên trang web chính thức. Dù vậy, các phiên bản trước đó của trang web của Dahua Technology vẫn cho thấy các thông tin liên quan, trong đó đề cập đến mục đích sử dụng của công nghệ này là “an ninh xã hội” và “quản lý xã hội”.
Trên thực tế, hơn 3 năm sau khi dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, công nghệ camera trí tuệ nhân tạo ghi lại các cuộc biểu tình công khai và giăng biểu ngữ đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc Đại Lục. Hệ thống của Dahua Technology chỉ là một trong những trường hợp điển hình về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI này.
Nền tảng AI “Cảnh báo giăng biểu ngữ”
Dựa trên trang web đã lưu trữ của Dahua Technology, nền tảng trí tuệ nhân tạo “Juling” (Juling AI) của họ đã được ra mắt vào năm 2021, cung cấp nhiều chức năng phân tích khác nhau, bao gồm phát hiện mũ bảo hiểm an toàn trên công trường, hút thuốc trong nhà, thời gian rỗi của công nhân và nhiều chức năng phân tích khác. Một trong những giải pháp, được gọi là “Giăng biểu ngữ”, được liệt kê trong danh mục “Trị an xã hội” , sẽ tạo cảnh báo cho bất kỳ biểu ngữ phản đối nào được phát hiện.
Không chỉ vậy, Dahua còn tiến hành trình diễn hệ thống, được đánh dấu bằng từ tiếng Anh “ banner_alarm” ở góc trên bên trái của trình diễn. Trong cuộc biểu tình, các đặc điểm trên khuôn mặt của người biểu tình đã được AI tự động kiểm tra và ghi lại.
Mặc dù trong hệ thống Dahua không đề cập đến nhận dạng ký tự quang học (OCR), tức là hệ thống có thể tự động nhận dạng các khẩu hiệu trên biểu ngữ hoặc đưa ra cảnh báo cho các từ ngữ hoặc khẩu hiệu cụ thể, nhưng công nghệ OCR đã được sử dụng rộng rãi và các biểu ngữ là thường lớn, dễ xử lý với máy ảnh.
IPVM nhận thấy rằng mặc dù hệ thống nêu trên của Dahua Technology đã tuyên bố rằng nó sẽ khả dụng trong thời gian thực vào tháng 5/2023, nhưng thời gian của hình ảnh biểu ngữ được hiển thị là tháng 11/2020.
Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc thời điểm ra mắt hệ thống khớp này với thời điểm mà các đơn vị cảnh sát trên khắp Trung Quốc đầu tư lớn vào hệ thống thông tin địa lý năm 2020.
Ngoài ra, Đài Á Châu Tự Do (RFA) dẫn lời công ty IPVM cho biết, hiện vẫn chưa biết các cơ quan an ninh công cộng sẽ sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo Dahua Technology này ở khu vực nào, nhưng Dahua là nhà cung cấp thiết bị chính cho cảnh sát Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều cuộc biểu tình gây chấn động cả trong và ngoài nước ở Trung Quốc Đại Lục.
“Không muốn xét nghiệm axit nucleic, muốn có cơm ăn; không muốn phong tỏa, muốn tự do; không muốn những lời nói dối, muốn có tôn nghiêm; không muốn Cách mạng Văn hóa, muốn cải cách”, v.v.
Mỹ đề cử 3 công dân Trung Quốc cho giải Nobel Hòa bình năm 2023
Mặc dù Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc quy định rõ ràng rằng người dân có quyền tự do hội họp, nhưng những người biểu tình hoặc những người cầm biểu ngữ thường bị bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng” và “cản trở quản lý xã hội”.
Ngoài ra, các tài liệu nội bộ của Dahua Technology trước đó cũng cho thấy công ty này cung cấp công nghệ AI nhận dạng khuôn mặt để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ, vốn cũng đã bị các nước phương Tây trừng phạt. Nhưng Dahua Technology phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào các nhóm dân tộc cụ thể.
Theo một phân tích của tổ chức truyền thông China Digital Times vào tháng 5, cảnh sát Trung Quốc mua thêm hệ thống định vị địa lý bắt đầu nổi lên vào năm 2017 và tiếp tục tăng cao trong năm 2020, đặc biệt là trong thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19.
Lê Tiểu Quỳ, Vision Times
Mỹ đề cử 3 công dân Trung Quốc cho giải Nobel Hòa bình năm 2023 Trước thềm kỷ niệm 34 năm sự kiện Thiên An Môn, 3 công dân Trung Quốc được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình năm 2023.