Đây là lý do vì sao bạn nên ăn cà tím
Cà tím, hay còn được dân gian gọi nôm na “cà dái dê”, có tên khoa học là Solanum melongena. Mặc dù tên gọi phổ biến là “cà tím” nhưng loài cây thuộc họ cà này có đến 3 loại khác nhau, cho ra quả với những màu sắc khác nhau là tím, xanh và trắng. Tuy vậy, tất cả chúng đều có công dụng như nhau.
Không chỉ được sử dụng như một món ăn thông thường, cà tím còn là một loại rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu.
Cà tím có tên khoa học là Solaum melongena L, thuộc họ cà (Solanaceae), cùng họ với cà chua, khoai tây và hồ tiêu. Cây cà tím được trồng khắp Đông Bắc Ấn Độ và vùng Tây Nam Trung Quốc từ hơn 1.500 năm trước. Đây cũng là loài cây bản địa được trồng nhiều ở Myanmar, Bắc Thái Lan và Việt Nam.
Cà tím là một trong những loại nông sản có sản lượng lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, chúng được xem là “vua của các loại rau” . Còn theo phong tục một số nơi ở Trung Quốc, các cô dâu khi về nhà chồng phải biết nấu ít nhất 12 món ăn từ cà tím. Điều này được xem như một loại của hồi môn của cô dâu mới cưới.
Theo báo cáo của một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI, khi được tiêm 10 ml nước ép cà tím mỗi ngày trong bốn tuần, những con thỏ có lượng cholesterol cao cho thấy nồng độ cholesterol LDL và triglyceride giảm đáng kể. Đây là hai chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Cà tím còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Chất chống oxy hóa trong cà tím giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tổn hại của các gốc tự do giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính và ung thư.
Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C và các protein. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng , cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục . Mỗi kg cà tím chứa tới 7.200mg vitamin P - mức được đánh giá là rất cao theo bảng phân loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe hiện nay.
Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu. Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.
Tác dụng không ngờ của cà tím
Phòng ngừa ung thư
Trong thực tế, cà tím không chỉ giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp mà còn chứa nhiều chất chống ung thư. Khoa học hiện đại khám phá ra rằng, trong cà tím có “solanine” - chất có thể ngăn chặn việc phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa. Lời khuyên của giới chuyên gia dành cho các bệnh nhân ung thư là hãy biến cà tím thành món ăn thường xuyên.
Bạn có thể kết hợp cà tím với nhiều thực phẩm khác cho phù hợp với nhu cầu và chế độ ăn của bản thân và gia đình. Các món ăn từ cà tím dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng.
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Vitamin P trong cà tím có thể phòng ngừa bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Thành phần kali giúp ổn định hoạt động của tim. Chất nhày của cà tím làm giảm triglycerid và cholesterol, giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính. Chính vì thế, các nhà dinh dưỡng thường khuyên người muốn phòng bệnh tim mạch nên ăn cà tím.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Cà tím giàu chất xơ, polyphenol giúp giảm lượng đường trong máu và khả năng hấp thụ đường trong cơ thể, qua đó ổn định đường huyết.
Hỗ trợ giảm cân
Cà tím nhiều chất xơ, các vitamin A, B, C, K, P, axit folic; giàu chất khoáng như kali, magiê, canxi và phốt pho. Do đó ăn cà tím có thể phòng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2.
Một chén cà tím (khoảng 80 g) chứa 20 g calo, 5 g tinh bột, 3 g chất xơ, 1 g protein và không có chất béo. Do đó, cà tím phù hợp để ăn kiêng.
Kiểm soát bệnh ho khạc ra máu
Ngoài các công dụng trên, cà tím cũng có thể giúp chúng ta kiểm soát bệnh ho khạc ra máu, hạn chế đốm lão hóa trên da và có tác dụng nhất định đối với những bệnh nhân mắc gout.
Dù không có chất béo và cholesterol nhưng theo các nhà khoa học Australia, cà tím c ó đặc tính thấm dầu nhanh hơn bất kỳ một loại rau quả nào (chúng có thể thẩm thấu 83g chất béo trong 70 giây, cao gấp 4 lần khoai tây chiên). Vì vậy, nếu ăn nhiều cà tím xào sẽ làm tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh, hoặc hầm nhừ. Cách này sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.
Ngoài ra, phần lớn mọi người cho rằng vỏ cà tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, do đó sẽ quá lãng phí nếu gọt bỏ vỏ của cà tím. Nhưng lại có người nói rằng vỏ cà tím quá dai, cứng và có vị rất tệ, vì vậy đừng nên ăn nó. Với bạn thì sao, bạn ăn cà tím có gọt vỏ hay không?
Vỏ cà tím giàu chất chống oxy hóa
Dù cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng cũng không thể phủ nhận được giá trị dinh dưỡng trong vỏ của cà tím. Nhắc đến các loại thực phẩm có màu tím tự nhiên nói chung, chúng ta sẽ nghĩ đến ngay chất anthocyanin. Trong cà tím, hàm lượng anthocyanin rất cao.
Chất này có tác dụng bảo vệ cực tốt cho cơ thể con người, nếu tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu anthocyanin có thể giúp chống lại các gốc tự do "xâm lăng", từ đó làm giảm nguy cơ gây ung thư. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà tím là "rau chống ung thư", đặc biệt hiệu quả với những người thường xuyên ăn thịt đỏ, ăn lượng rau không đủ.
Ngoài ra, anthocyanin trong vỏ cà tím cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, làm chậm quá trình lão hóa, vì vậy ai muốn giữ cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ đẹp thì ăn cà tím cả vỏ là lựa chọn vô cùng hoàn hảo.
Vậy có nhiều chất dinh dưỡng trong vỏ cà tím hơn thịt cà tím không? Không thực sự, vì thịt cà tím cũng rất giàu chất chống oxy hóa flavonoid, axit chlorogen và các chất khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các mạch máu của cơ thể. Như vậy, có thể kết luận rằng đối với những người khỏe mạnh, khi bạn ăn cà tím, hãy ăn cả vỏ để cơ thể được hấp thu nhiều thành phần có lợi hơn.
3 nhóm người nên ăn ít vỏ cà tím
Dù vỏ cà tím tốt là vậy nhưng có 3 nhóm người nên ăn càng ít vỏ cà tím thì càng tốt cho sức khỏe, tốt nhất là không nên ăn.
1. Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi, đây là nhóm đầu tiên không nên ăn vỏ cà tím. Điều này là bởi vỏ cà tím khá dai, cứng, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đường ruột còn chưa phát triển đầy đủ, bị bệnh đường ruột và đường tiêu hóa sẽ bị khó tiêu và đau bụng nếu ăn vỏ cà tím với lượng lớn.
2. Người thiếu máu, thiếu sắt
Các anthocyanin trong vỏ cà tím sẽ "bắt giữ" các ion sắt trong cơ thể và từ thực phẩm khi bạn ăn vào. Trong trường hợp này, nó rất dễ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion kẽm và đồng được cơ thể hấp thụ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải kiểm soát lượng anthocyanin ăn vào để tránh làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Ngoài ra, những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải ăn nhiều máu động vật giàu chất sắt heme, gan động vật, thịt đỏ và các thực phẩm khác để bổ sung lượng máu, sắt thiếu hụt trong cơ thể.
3. Người có chức năng tiêu hóa kém
Tương tự như với trẻ nhỏ, những người có chức năng tiêu hóa kém tuy không thể gây đau bụng, khó tiêu như ở trẻ nhỏ nhưng họ có thể sẽ cảm thấy khó chịu sau khi tiêu thụ vỏ cà tím bởi đặc tính dai, cứng. Trong trường hợp này, tốt nhất là nhóm đối tượng này nên lột bỏ vỏ cà tím để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.
Lưu ý khi ăn cà tím
Cà tím tốt, giàu dưỡng chất nhưng theo bác sĩ Thủy, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều cà tím, dù là ăn sống, nước ép hay cà tím đã qua chế biến. Chỉ ăn khoảng 200 g/lần, 2-3 bữa/tuần.
Vì trong cà tím có chứa Solanine là một chất vị đắng và có độc với cơ thể. Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng Nicotine cao hơn bất kỳ loại trái nào khác.
Cách dùng đúng là nên ngâm cà tím với một ít giấm hoặc muối trước khi chế biến hay dùng chanh và nên ăn kèm đa dạng các món khác để làm giảm hoạt tính của những chất này.
Những người có tiền căn dị ứng, hen suyễn, cơ địa dễ tạo sỏi thận nên hạn chế sử dụng do trong cá tím còn có chứa một lượng Oxalate có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi, chứa một số hoạt chất tác dụng như Histamin gây ra tình trạng ngứa viêm miệng và tăng mẫn cảm.
Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cũng lưu ý không nên ăn cà tím kèm các loại thức ăn có tính hàn khác như cua ghẹ, hải sản, thịt vịt, ngan, ếch, ốc…
Khi chế biến, nên ăn cà tím luôn vỏ để tận dụng được nguồn dinh dưỡng. Lúc nấu cà tím, bạn nên dùng nhiệt ở mức vừa, nhiệt độ quá cao hoặc việc chiên với nhiều dầu sẽ làm giảm 50% giá trị dinh dưỡng của cà tím.