Đau nhức cổ, vai gáy đang trở thành căn bệnh thâm niên của người trẻ

Chia sẻ Facebook
14/06/2023 15:11:34

Đau nhức cổ, vai gáy hầu hết đều liên quan đến tuổi già vì sức khỏe xương nói chung có xu hướng kém hơn khi già đi. Nhưng trong thời gian gần đây, bệnh này đã trở nên khá phổ biến ở giới trẻ.


Lâu nay, khi nói đến căn bệnh về xương khớp người ta thường nghĩ chỉ có người già, người lớn tuổi mới bị. Tuy nhiên, hiện ngày càng có nhiều người còn rất trẻ tại Cột sống Gen Z nhưng "bộ khung" đã suy thoái do tính chất công việc phải duy trì tư thế ngồi liên tục.


Đau mỏi vai gáy – bệnh của dân văn phòng

Dân văn phòng có xu hướng mắc bệnh xương khớp khá sớm (bắt đầu từ độ tuổi 30), điển hình là đau thắt lưng, đau vai gáy, đau bàn tay, viêm khớp, thoái hóa khớp... Những rối loạn cơ xương khớp này khiến 60% người làm các công việc như: lễ tân, hành chính, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế, quản lý cơ sở vật chất, bảo hiểm… không đảm bảo được chất lượng và hiệu suất công việc.

Người trẻ có xu hướng mắc bệnh xương khớp khá sớm. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)

Tai hại hơn, nhiều người làm văn phòng nghĩ rằng, cơn đau chỉ là thoáng qua bởi với đặc thù công việc tương đối nhẹ nhàng, không thể nào hình thành bệnh xương khớp. Chính suy nghĩ sai lầm này đã khiến dân văn phòng chủ quan, trì hoãn thăm khám và điều trị, dẫn đến cơn đau kéo dài, vận động khó khăn, thậm chí thất nghiệp dù đang ở độ tuổi sung sức nhất.

Công việc bận rộn, làm việc với mức độ tập trung cao, nên anh Hà Anh Minh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) gần như ngồi liên tục trong suốt 10 tiếng mỗi ngày làm việc. Thói quen xấu này nhanh chóng khiến anh gặp vấn đề về khớp, khó chịu nhất là chứng đau cổ vai gáy.

Khoảng giữa năm 2022, anh bắt đầu thấy đau mỏi cổ, cơn đau âm ỉ, triền miên cả ngày lẫn đêm không dứt. Sự khó chịu này ảnh hưởng khá nhiều tới công việc, quay qua trái qua phải để lấy tài liệu là đau, làm việc cũng không tập trung và chỉ ngồi được khoảng một tiếng là mỏi mệt, bứt rứt không chịu nổi. Khi đó, anh tự phán đoán mình bị đau cổ vai gáy do ngồi làm việc lâu nên khá bình thản, chỉ tranh thủ nghỉ ngơi trong giờ làm, dùng cao dán và các loại cồn thuốc xoa bóp vào buổi tối. Tuy nhiên, hai tháng sau tình trạng đau cổ vai gáy vẫn không đỡ.

Nhiều người chủ quan, trì hoãn thăm khám và điều trị. (Ảnh minh hoạ: VTC)

Không riêng gì anh Minh mà rất nhiều người làm việc văn phòng cũng đang gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, giảm chất lượng cuộc sống và khó khăn trong sinh hoạt. Thời gian gần đây, nhiều đồng nghiệp thường xuyên nghe chị Mai Trang (28 tuổi, kế toán của một doanh nghiệp tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) than phiền về chứng đau lưng do thoái hóa cột sống mà chị mắc phải. Ôm máy tính 8 tiếng ở công ty, tối chị Trang còn nhận làm thêm quyết toán ngoài giờ, thời gian ngồi làm việc quá lâu, ít vận động khiến cho chị cảm thấy xương khớp luôn nhức mỏi, nhất là khu vực vai, gáy, lưng khiến chị cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Chưa kể các bộ phận khác trong cơ thể cũng có dấu hiệu rệu rã, muốn đình công.

Tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài gây giảm hiệu quả trong công việc. (Ảnh minh hoạ: Zingnews)


Ngày càng nhiều người trẻ gặp vấn đề cơ xương khớp

Theo khảo sát cho thấy, có khoảng 80% những người làm việc văn phòng từng có một hay nhiều lần có các biểu hiện như đau nhức vùng cổ, vai gáy. Tuy nhiên, họ thường chủ quan, coi đây là biểu hiện bình thường đau rồi tự khỏi mà không cần uống thuốc, không cần đi khám hay không cần hỗ trợ điều trị. Cũng chính vì tâm lý đó mà rất nhiều bệnh nhân khi đến các bệnh viện thăm khám thì bệnh đã nặng và việc hỗ trợ điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Những cơn đau mỏi diễn ra triền miên. (Ảnh minh hoạ: Dân Trí)


Những người làm việc văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, ít đi đứng, vận động. Việc điều chỉnh độ cao của màn hình vi tính và độ cao ghế ngồi không phù hợp dẫn đến người bệnh phải cúi đầu quá thấp hay ngước nhìn quá cao dẫn đến tình trạng đau nhức vùng cổ. Thêm nữa, việc bạn ngồi cùng một tư thế, hay sai tư thế trong một vài giờ trước máy vi tính và hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng cứng cổ, vùng cổ và vai ít vận động dẫn đến việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm. Đây cũng là một vấn đề đáng quan ngại trên YAN News.

Hầu hết, những người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do phần lớn thời gian trong ngày chỉ ở trong phòng kín, không ra ngoài trời. Mặt khác, nếu không cải thiện chế độ ăn uống dễ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ xương khớp.

Nhiều bạn trẻ lót đệm để giảm tình trạng đau lưng. (Ảnh minh hoạ: Zingnews)

Theo giới chuyên môn, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống là một căn bệnh có xu hướng thời đại đang gia tăng và trở thành gánh nặng đối với nhiều người. Tại các bệnh viện như Chợ Rẫy, Chấn thương Chỉnh hình, nhiều bệnh nhân trẻ đến điều trị thay khớp ngày càng nhiều. Chỉ riêng bệnh viện Nhân dân 115, TS-BS Nguyễn Đình Phú cho biết đã thay khớp cho hàng chục bệnh nhân dù mới chỉ 22-26 tuổi. Có bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng hai khớp đã hư tổn hoàn toàn, buộc phải thay khớp nhân tạo.

Bác sĩ Phú nhận định đa số người trẻ bị thoái hóa khớp khi vào bệnh viện thì bệnh đã nặng do chủ quan, tự mua thuốc giảm đau uống mà không đi khám bệnh. Người mắc bệnh này, ban đầu sẽ có hiện tượng đau nhức, mỏi vùng khớp. Sau đó cơn đau có thể tự hết. Khi đau trở lại, người bệnh cảm thấy đau liên tục, mức độ tăng dần và không có thời gian tự phục hồi.

Đau nhức cổ, vai gáy là một căn bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. (Ảnh minh hoạ: VTC)

Đến giai đoạn muộn, khớp hư nặng, sụn bị mòn, mọc gai xương, độ nhờn trong khớp hao hụt, người bệnh đi đứng khó khăn, đi lại sẽ nghe lạo xạo. Nếu không được điều trị, giai đoạn nặng hơn là khớp bị biến dạng, đi lại đau đớn.

Để hạn chế tình trạng này, cách tốt nhất là duy trì lối sống lành mạnh và tích cực. Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, bơi lội giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cũng như thực hiện những bài tập đặc hiệu để tăng cường sức mạnh của cơ lưng, cơ ngực và cả cơ bụng giúp giữ vững cột sống, ngừa đau lưng.

Duy trì lối sống lành mạnh và tích cực. (Ảnh minh hoạ: Zing News)

Bên cạnh đó, thay đổi một số thói quen trong công việc hằng ngày cũng sẽ giúp giảm nguy cơ đau lưng tái phát. Cụ thể như sử dụng tư thế tối ưu trong mang vác vật nặng, thay đổi tư thế khi phải ngồi lâu, khi ngồi làm việc nên dành những khoảng thời gian ngắn để đi lại vận động nhẹ giúp thư giãn cơ bắp. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là ăn uống hợp lý và khoa học để giúp kiểm soát cân nặng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Tư thế ngồi đúng để tránh bị đau nhức cổ, vai gáy. (Ảnh minh hoạ: Thanh Niên)

Có thể nói, bệnh lý đau nhức xương khớp ở dân văn phòng ngày càng phổ biến và có tỉ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bệnh lý này không thể điều trị ngay lập tức mà cần giải quyết tận gốc của vấn đề, vì vậy người bệnh cần kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra và sử dụng sản phẩm có cơ sở khoa học rõ ràng, có chức năng giúp sửa chữa, tái tạo phục hồi tổ chức khớp an toàn và hiệu quả. Hãy luôn chú ý, giữ tinh thần được thoải mái nhất để làm việc hiệu quả và sức khỏe cũng sẽ tốt hơn.

Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống ngày nay, khi cuộc sống dần phát triển, lối sống ít vận động, con người làm việc văn phòng, ngồi làm việc với máy vi tính nhiều hơn; theo đó, độ tuổi đau vai gáy cũng dần trẻ hóa.

Đặc thù công việc phải ngồi nhiều khiến bạn khó tránh khỏi các cơn đau mỏi vai, cổ, gáy, lưng. Ngay từ lúc bị đau nhẹ, bạn nên chú ý điều chỉnh lại tư thế ngồi làm việc, đồng thời làm giảm cơn đau bằng phương pháp vật lý trị liệu và các bài tập giúp giảm nhức mỏi cổ, vai, gáy, lưng. Nếu cơn đau không giảm hoặc gia tăng, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp càng sớm càng tốt.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook