Đau đầu sau tập thể thao, tôi bị làm sao?

Chia sẻ Facebook
19/07/2022 08:22:03

Vốn khoẻ mạnh bình thường nhưng sau mỗi buổi tập gym kéo dài hơn 1h đồng hồ hai bên đầu Phương An (18 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đau nhức.

Cao 1m7, sau thời gian “ăn lấy sức” thi đại học Phương An tăng lên 78kg. Không muốn mình như con “khủng long” sau khi thi tốt nghiệp THPT Phương An quyết định đi tập gym kèm PT hướng dẫn.

Cô bé đã tập được 6 buổi, ngoài các biểu hiện đau mỏi các cơ thì tình trạng đau đầu sau tập vẫn hay xuất hiện. Sợ có bệnh gì tiềm ẩn, nữ sinh đi khám và được bác sĩ kết luận do cô không ăn trước khi tập.

“Mẹ cháu bắt cháu ăn kiêng, nhiều rau, ít đạm. Nên bụng lúc nào cũng sôi ùng ục vì đói. Trước khi tập cháu chỉ dám uống nước lọc nên mới xảy ra tình trạng này”, Phương An cho hay.

Giống như Phương An, Hương (25 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng rơi vào cảnh tương tự.

Vốn là người bận rộn, lại chủ quan mình còn trẻ, sức khoẻ vẫn tràn trề nên chị Hương không có thời gian để luyện tập thể thao.

Nhưng thực sự không ngờ, sau trận đau “cứng cổ” phải vào viện châm cứu, bác sĩ cho biết chị mắc hội chứng vai gáy. Biện pháp khắc phục là phải thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện.

Hương mua máy về tập tại nhà, mỗi ngày 30 phút. Thế nhưng sau mỗi lần tập, người cô đau ê ẩm như bị đánh, các khớp xương mỏi cảm giác như có kiến bò. Không chỉ thế, cô còn bị đau đầu.

Người phụ nữ này hoang mang không biết tại sao sau mỗi lần tập lại bị đau đầu như thế?.

Ảnh minh hoạ

BS. Hồng Ngọc, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho  biết đau đầu nguyên phát sau tập thể thao thường có dấu hiệu đau ở cả hai bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ 5 phút đến 48 giờ và có thể cảm thấy tương tự như chứng đau nửa đầu. Bạn có thể dễ bị đau đầu do gắng sức sau khi tập thể dục trong điều kiện nóng hoặc ở cường độ cao.

Còn đau đầu do gắng sức thứ phát có thể do các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như: bệnh nhân có bệnh lý nên tim mạch; đột quỵ, hoặc chảy máu trong não; một vết rách trong động mạch; hội chứng co mạch não có thể đảo ngược, là sự thu hẹp các mạch máu; một khối u não hoặc tổn thương…

Ngoài ra, cũng có thể đau đầu là do mất nước. Bởi trong quá trình tập luyện nếu bạn không uống nước trong hoặc sau khi tập thể dục, bạn có thể bị mất nước. Nước và chất điện giải giữ cho cơ thể đủ nước.

Theo đó, khi luyện tập thể thao, bạn có thể bị mất cả nước và các chất điện giải. Khi bạn bị mất nước, bạn có thể bị đau đầu.

“Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất. Căng cơ do tập thể dục hoặc tư thế không đúng trong khi tập thể dục có thể gây ra những cơn đau đầu này.

Các triệu chứng của đau đầu căng thẳng bao gồm: đau nhẹ đến trung bình; đau ở cổ và sau đầu; cơn đau có thể là một cơn đau âm ỉ hoặc một dải giống như cục bộ quanh đầu; cơn đau thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu; thường đau liên tục hơn là đau nhói”, BS Hồng Ngọc thông tin.

Đáng lưu ý, theo BS Hồng Ngọc việc tập thể dục trong khí hậu nóng hoặc ánh nắng trực tiếp có thể gây ra đau đầu và đau nửa đầu. Mức nhiệt tăng lên có thể gây ra mồ hôi quá mức, dẫn đến mất nước. Ánh nắng chói chang cũng có thể là tác nhân gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Một nguyên nhân khác cũng có thể xảy ra đó là nếu bạn không ăn trước khi tập thể dục, bạn có thể bị đau đầu do lượng đường trong máu thấp. Tập thể dục đốt cháy calo, và nếu không nạp đủ calo trước khi tập thể dục, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm xuống. Khi bạn ăn carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển hóa chúng thành glucose.

Đặc biệt, bộ não dựa vào nguồn cung cấp glucose liên tục để hoạt động bình thường. Nếu não không nhận đủ glucose, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả đau đầu.

“Nếu bạn bị đau đầu sau khi tập thể dục mà không có dấu hiệu bệnh lý nào, thì các bước sau có thể giúp ngăn ngừa đau đầu phát triển: Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục; bù nước bằng đồ uống điện giải hoặc dung dịch uống; khởi động và hạ nhiệt hoàn toàn trước và sau khi tập thể dục; kiểm tra hình thức và tư thế đúng khi tập luyện; mang giày dép hỗ trợ tư thế thích hợp; tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng; ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm; thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày; tập thể dục vừa phải mỗi ngày, tối thiểu 30 phút; tránh tập thể dục ở nơi quá nóng trong thời gian dài”, BS Hồng Ngọc khuyến cáo.

Trong trường hợp bạn có tiền sử các vấn đề về tim mạch và cảm thấy đau đầu sau khi tập thể dục, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Bất kỳ ai đang bị đau đầu khi tập thể dục nhưng không biết về bất kỳ bệnh lý nào nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá. Những người có bất kỳ tình trạng hiện có nào liên quan đến tim hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim nên nói chuyện với bác sĩ về chứng đau đầu liên quan đến tập thể dục, đặc biệt nếu bị đau cổ hoặc đau hàm cùng với đau đầu, bao gồm những người có tiền sử: hút thuốc; béo phì; bệnh tiểu đường; đau tim; huyết áp cao; cholesterol cao

Tại bệnh viện, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm khác nhau để loại trừ bất kỳ tình trạng cơ bản nào có thể gây đau đầu sau khi tập thể dục.


N. Huyền

Chia sẻ Facebook