Đất nước người tí hon có thật sự tồn tại?

Chia sẻ Facebook
06/06/2022 14:31:42

Có đất nước của người tí hon và người khổng lồ trên thế giới này không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về vương quốc của người tí hon.

Những người tí hon thích đội vòng hoa liễu đỏ trên đầu


Kỷ Hiểu Lam, một học giả thời nhà Thanh, đã mô tả sự tồn tại của vương quốc người tí hon trong cuốn ‘Duyệt vi thảo đường bút ký’ của mình. Những người du mục cưỡi ngựa trong vùng núi sâu của Urumqi thường nhìn thấy những người nhỏ bé cao hơn 1 thước, nam nữ lão ấu các loại tuổi tác đều có. Những người tí hon này khi bắt gặp những cành liễu đỏ nở hoa, họ sẽ lấy chúng làm thành những vòng hoa nhỏ đội lên đầu, rồi xếp hàng nhảy múa ca hát.

Đôi khi họ sẽ lẻn vào lều của những người du mục cưỡi ngựa để trộm thứ gì đó ăn Nếu như bị bắt lại thì họ sẽ quỳ trên mặt đất khóc thút thít. Nếu bắt họ giam lại thì họ sẽ nhịn đói đến chết. Nếu thả họ đi, ban đầu họ không dám chạy nhanh, mà mỗi khi bước đi họ đều ngoái lại nhìn một chút. Nếu có người đuổi theo quát mắng, thì họ vẫn quỳ gối khóc lóc. Chỉ khi thấy người ta đã cách xa, ước chừng không đuổi kịp nữa, thì họ liền băng qua núi sông mà chạy. Nhưng chính xác họ sống ở đâu thì không ai biết.

Những người tí hon này không phải quái vật bằng gỗ hay thú dữ trên núi, mà thuộc về truyền thuyết cổ xưa về người lùn ‘Tiêu Nghiêu’. Vì họ trông giống như trẻ con và thích đội trên đầu những vòng hoa liễu đỏ nên được gọi là ‘Hồng liễu oa’.

Khi quan huyện Khâu Thiên Cẩm đi tuần tra, ông đã mang về một ‘Hồng liễu oa’. Ông cẩn thận quan sát và nhận thấy diện mạo của sinh mệnh này không khác gì một con người.

Những sinh mệnh tí hon này có diện mạo không khác gì con người. (Ảnh minh họa qua Qing Tong)

Có nhiều đất nước người tí hon trên thế giới


Trong ‘Sơn hải kinh – Đại hoang Đông kinh’ có ghi chép về người tí hon như sau: “Bên ngoài biển Hoa Đông, trong vùng hoang vu rộng lớn, có một vương quốc nhỏ tên là “靖人” (Tĩnh nhân). ‘靖’ (tĩnh) ý chỉ rất nhỏ. Nghe nói họ chỉ cao 9 tấc.”

Còn có một đất nước tí hon tên là ‘Tiêu Nghiêu quốc’, tất cả người dân trong nước đều được đặt tên là “Ki”, thức ăn chính là ngũ cốc. Một loại người tí hon khác được gọi là “Khuẩn nhân”, nghe nói họ chỉ cao 3 thước.


Trong ‘Sơn hải kinh – Hải ngoại Nam kinh’ có chép: Ở phía Đông của ‘Tiêu Nghiêu quốc’, còn có một nước của người tí hon tên là ‘Chu Nhiêu quốc’. Họ sống trong các hang động, mặc dù thấp bé và chỉ cao 3 thước nhưng họ đội mũ và mặc quần áo như những người bình thường. Hơn nữa họ trời sinh tính thông minh, có thể chế tạo các loại đồ vật tinh xảo, ngoài ra, họ còn cày ruộng trồng trọt.

Chiều cao, cách thức sinh sống khác nhau


Trong ‘Quốc ngữ • Lỗ ngữ’ viết: “‘Tiêu Nghiêu’ chỉ cao 3 thước, cực kỳ nhỏ bé.”


Cuốn ‘Sử ký • Đại uyển truyện’ trích dẫn từ ‘Quát địa chí’ rằng: Đất nước tí hon ở phía Nam Đại Tần, người chỉ cao 3 thước, đang cày đất thì sợ bị chim mổ.


Cuốn ‘Sưu thần ký’ tập thứ 12 chép: “Vào năm Vương Mãng thứ tư thành lập, ở Trì Dương có một loại người tí hon cao hơn 1 thước, có thể cưỡi xe, hoặc đi bộ, làm được mọi việc…”. Đồng thời trong cuốn sách này còn ghi chép về một loại người tí hon khác tên là ‘Khánh kỵ’ miêu tả như sau: “Người ‘Khánh kỵ’ hình dạng như người, cao 4 tấc, mặc áo vàng, đội mũ vàng, áo choàng màu vàng, cưỡi ngựa nhỏ, chạy rất nhanh.”

Những người tí hon có thể cưỡi xe, hoặc đi bộ, làm được mọi việc… (Ảnh minh họa qua Toutiao)


Đến triều đại Ngụy và Tấn thời Tam Quốc, những người tí hon vẫn theo đó tồn tại. Trong cuốn ‘Ngụy chí • Đông di chí’ có chép về người tí hon có thân chỉ cao 3 đến 4 thước. Trong ‘Thập di ký’ của triều đại Đông Tấn ghi lại một quốc gia tên là ‘Đà Di Quốc’ nơi những người dân chỉ cao 3 thước, nhưng có thể sống trên vạn năm; Truyền thuyết gọi nó là ‘Chu Nhiêu quốc’.


Quyển thứ 8 của ‘Pháp uyển châu lâm’ thời nhà Đường chép rằng: “ Người của ‘Tiêu Nghiêu quốc’ cao 3 thước, mặt mày đều đủ, nhưng sinh hoạt trong sơn động. Trong ‘Thuật dị ký’ nói: “Ở Biển Tây của ‘Đại thực quốc’, có những người tí hon trên cây, thân cao sáu bảy tấc, thấy người liền cười. Nếu bạn vô tình chạm tay hoặc chân của họ, không cẩn thận thì có thể khiến họ mất mạng.”

Theo lời kể của  Kỷ Hiểu Lam, người tí hon chí ít đến thời nhà Thanh là vẫn còn tồn tại. Còn về phần tại sao họ không xuất hiện vào thời hiện đại, có lẽ họ đã cố tình ẩn nấp, không cho con người hiện nay nhìn thấy.


Tử Vi (Theo Vision Times )

Chia sẻ Facebook