Đáp trả rắn của Nga sau khi bị phương Tây khước từ 'tâm thư': Ngàn cân treo sợi tóc?
Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho biết sẽ sớm xác định thời điểm Nga ngừng tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Ngày 14/3/2022, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos ) - ông Dmitry Rogozin đã gửi thư tới NASA, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) - các đối tác chính của Nga trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ( ISS ).
Trong thư, ông Dmitry Rogozin đề xuất các đối tác phương Tây trên ISS xem xét vấn đề dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà ông gọi là “bất hợp pháp” được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong ngành hàng không vũ trụ của Liên bang Nga sau những căng thẳng liên quan đến Ukraine.
Trong các bức thư, người đứng đầu Roscosmos chỉ ra rằng ông sẽ đợi câu trả lời từ NASA, ESA và CSA cho đến cuối tháng 3/2022. Sau đó, theo ông, Liên bang Nga sẽ có thể công khai lập trường của mình về việc có thể chấm dứt hợp tác với các nước phương Tây trên trạm vũ trụ ISS nặng 500 tấn.
Kết quả, sau hơn 2 tuần chờ đợi, vào ngày 2/4/2022, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos đã viết trên Twitter bày tỏ quan điểm cứng rắn của mình rằng: Nga sẽ không hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế cho đến khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ , Reuters thông tin ngày 2/4.
Ông Dmitry Rogozin cho biết thêm rằng Roscosmos sẽ sớm xác định thời điểm Nga ngừng tham gia ISS, sau đó sẽ báo cáo cho các quan chức chính phủ Nga biết. Trước đó, ông đã nói rằng các lệnh trừng phạt có thể "phá hủy" quan hệ đối tác Mỹ-Nga trên ISS.
"Chính Mỹ, Anh, Pháp và Đức phải chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ hợp tác trong lĩnh vực không gian. Những nước này đã phá hủy ISS - công trình nhân tạo ngoài vũ trụ mà con người đã lao tâm khổ tứ mãi mới có được".
Trong bài đăng trên mạng xã hội Twitter của mình trước đó, ông Dmitry Rogozin bày tỏ rằng: "Mục đích của các biện pháp trừng phạt là "giết chết nền kinh tế Nga và đẩy người dân của chúng tôi vào tuyệt vọng và đói khát, khiến đất nước chúng tôi phải sụp đổ". Ông nói thêm rằng họ "sẽ không thành công trong việc đó, nhưng ý định thì đã rất rõ ràng".
nếu điều này xảy ra thì các nước phương Tây cần phải lo sợ hơn, vì ISS có thể rơi xuống lãnh thổ của họ hoặc nơi đông dân nào đó mà không phải là rơi xuống Nga.
Vậy, trong 2 tuần qua, cả NASA, ESA và CSA đã hồi đáp ông Dmitry Rogozin như thế nào khiến người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga phải tuyên bố 'rắn' đến thế?
THƯ HỒI ĐÁP CỦA PHƯƠNG TÂY
Giám đốc NASA, ông Bill Nelson, cho biết trong một bức thư gửi ông Dmitry Rogozin rằng Mỹ hỗ trợ hợp tác hơn nữa với Nga trên ISS. Rằng chính phủ Mỹ tiếp tục hợp tác với các chính phủ khác trong lĩnh vực không gian, đặc biệt là với Nga, Canada, châu Âu và Nhật Bản.
Bức thư nói rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và hiện tại của Mỹ tiếp tục cho phép hợp tác giữa Mỹ với Nga nhằm đảm bảo ISS tiếp tục hoạt động an toàn. Sự ổn định và an toàn của ISS là ưu tiên chính của Mỹ.
Người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Canada, bà Lisa Campbell, cũng đảm bảo với ông Dmitry Rogozin rằng chính phủ Canada tiếp tục tiến hành các chương trình trên ISS và muốn thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa trên trạm ISS.
Về phía ESA, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), ông Josef Aschbacher, lại hồi đáp ngắn gọn hơn với ông Dmitry Rogozin, cho biết rằng, ông sẽ chuyển yêu cầu của từ phía cơ quan vũ trụ Nga tới các quốc gia thành viên của cơ quan để đánh giá.
Sau khi nhận được câu trả lời từ các đối tác thuộc ISS, ông Dmitry Rogozin cho rằng: "Lập trường của các đối tác rất rõ ràng: Các lệnh trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ".
"Tôi đã nhận được phản hồi về lá thư của mình liên quan đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Người Mỹ và người Canada viết thư của họ gần giống như một bản sao. Và người đứng đầu ESA đề nghị hãy đợi cho đến khi tất cả các nước EU đọc lá thư của tôi rồi mới quyết định..."- Kênh Telegram của Roscosmos dẫn lời ông Dmitry Rogozin cho hay.
Mỹ và nhiều nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga sau hôm 24/2. Trong số các tác động khác, các lệnh trừng phạt đó đã khiến người Nga trung bình mất quyền tiếp cận với nhiều dịch vụ do phương Tây sản xuất, bao gồm Apple Pay và Google Pay. Họ cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Nga trong việc kiếm tiền từ các nền tảng thị trường trực tuyến như Steam, Engadget đưa tin.
Ban đầu, cơ quan vũ trụ Mỹ NASA hy vọng sẽ duy trì sự hợp tác với Roscosmos và vẫn lạc quan rằng các hoạt động trên trạm vũ trụ ISS có thể tiếp tục như bình thường. Tuy nhiên, sự leo thang căng thẳng của hai bên đã khiến toàn bộ dự án nghiên cứu vũ trụ trên ISS và tương lai của nó nằm trong vòng nghi vấn.
Trước đó, theo kế hoạch, ISS được phép duy trì hoạt động cho đến năm 2024, mặc dù NASA gần đây đã công bố ý định gia hạn dự án đến năm 2030. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoạt động của ISS chắc chắn sẽ cần sự hỗ trợ của tất cả các bên, và việc Nga sẽ 'rút tay' khỏi ISS có thể khiến mọi việc đi lệch hướng.
Nga đóng vai trò rất quan trọng trên ISS, bao gồm kiểm soát các phòng thí nghiệm quan trọng, gửi nguồn cung cấp từ Trái Đất lên và thậm chí điều chỉnh độ cao cũng như điều hướng trạm để ngăn nó lao xuống Trái Đất.
Nguồn: Reuters, Businessinsider, E ngadget
Sự an toàn của ISS 500 tấn 1 lần nữa bị đe dọa bởi Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga: Lung lay!