Đạo trị quốc của cổ nhân: Nhuộm tơ và trị quốc

Chia sẻ Facebook
29/08/2023 08:32:36

Mặc Tử nhìn thấy có người đang nhuộm tơ tằm thì thở dài, vì bỏ vào thùng thuốc nhuộm màu xanh thì tơ thành màu xanh, bỏ vào thùng thuốc...


Trong “Mặc Tử. Sở nhiễm” chép rằng: “Mặc Tử nhìn thấy có người đang nhuộm tơ tằm thì thở dài, vì bỏ vào thùng thuốc nhuộm màu xanh thì tơ thành màu xanh, bỏ vào thùng thuốc nhuộm màu vàng thì tơ thành màu vàng. Thuốc nhuộm thay đổi thì màu sắc của tơ cũng thay đổi. Nhúng tơ vào năm loại thùng nhuộm thì sẽ có năm màu tương ứng. Cho nên, nhuộm tơ là không thể không cẩn trọng. Cũng không phải chỉ có nhuộm tơ là như vậy mà một quốc gia cũng là như thế”. Đây chính là ý kiến của Mặc Tử khi nhìn thấy việc nhuộm tơ.


Câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cũng có ý tương tự. Hoàn cảnh xung quanh có thể làm thay đổi tập tính của một người, thay đổi cách hành xử, đối nhân xử thế của một người. Chính vì vậy, người xưa rất xem trọng việc lựa chọn hoàn cảnh sinh sống. Người trị quốc cũng cần xem xét cách tạo nên một hoàn cảnh tốt đẹp có thể giáo hóa thế nhân.

(Tranh: History.com, Public Domain)


Trong “Thái tử Thiếu phó châm” của Phó Huyền đời Tây Tấn có viết: “Kim loại và cây cối không có hình tướng cố định, vuông hay tròn tùy theo điều kiện nhất định mà hình thành nên, cho nên gần son thì đỏ, gần mực thì đen, thanh âm mà hoà hợp thì tiếng vang nghe trong trẻo, hình mà ngay thì ảnh thẳng”.


Phó Huyền là vị quan nổi tiếng thời đầu Tây Tấn. Ông học rộng, từng tham gia biên soạn “Ngụy thư”, sau lại biên soạn “Phó tử” với hơn mười vạn chữ nhưng đã bị thất lạc một phần, không thể tìm thấy toàn bộ.


“Thái tử Thiếu phó châm” do Phó Huyền cho rằng hình dạng của kim loại hoặc gỗ không phải là cố định và hình dạng ban đầu của chúng có thể được thay đổi thông qua các công cụ hoặc phương pháp nhất định. Cũng giống như việc đặt một vật ở bên cạnh sơn đỏ, lâu ngày vật ấy tự nhiên sẽ dính màu đỏ, còn nếu đặt một vật ở bên cạnh sơn đen thì lâu ngày nó cũng tự nhiên bị dính màu đen.

Thân là quân vương của một đất nước, trong tương lai thì nhất định phải biết rõ sự tồn vong an nguy của đất nước, có duy trì được hay không toàn bộ đều là dựa vào tự thân mình. Nếu như bên cạnh có trung thần ngay thẳng phụ tá, hơn nữa lại có thể hành chính đạo thì dân chúng thiên hạ tự nhiên sẽ an cư lạc nghiệp, đất nước giàu mạnh. Trái lại, nếu như bên cạnh là nịnh thần gian tà dụ dỗ, không làm những việc đúng đắn thì dân chúng bất an, không thể chú tâm lập nghiệp, quốc gia chắc chắn suy bại.

Quân vương biết lấy mình làm gương, lại biết giáo hóa kẻ dưới, thi hành từ trên xuống dưới như quét cầu thang, quan lại dân chúng biết lễ, nghĩa, liêm, sỉ thì giang sơn vững mạnh, xã tắc hùng cường.


Đạo lý mà Phó Huyền đưa ra cũng trùng khớp với điều mà “Tuân Tử. Khuyến học” nhắc đến: “Cỏ bồng mọc trong bụi gai, không nâng vẫn thẳng, còn cát trắng ở trong bùn, cuối cùng cũng đều thành màu đen” .


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Cổ nhân dạy con: Chọn bạn kết giao, chọn hoàn cảnh sống


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook