Danh y thời cổ luận về sự nguy hại của việc phóng túng sắc dục

Chia sẻ Facebook
13/09/2023 07:29:16

Mong muốn thông qua thuốc bổ để duy trì cuộc sống phóng túng sắc dục thì chỉ có thể tạm thời, còn về lâu dài thì căn bản không thể...

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Trương Cảnh Nhạc (1563 – 1640), còn có tên là Trương Giới Tân, là y học gia kiệt xuất thời nhà Minh, là nhân vật tiêu biểu của phái “ôn bổ học”. Học thuật của ông có ảnh hưởng rất lớn đến người đời sau, trong đó, những lý luận về sự nguy hại của việc phóng túng sắc dục đối với sức khỏe con người chính là những lời cảnh tỉnh sâu sắc đối với hậu thế.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Đỗ Cận thời Minh, Walters Art Museum, Wikipedia, Public Domain)


Trương Cảnh Nhạc sinh ra trong một gia đình giàu có, tổ tiên lập được nhiều công trạng. Từ nhỏ ông đã rất thông minh, ham mê đọc sách chư tử bách gia. Vì theo cha học y nên ông sớm có cơ hội học “Nội kinh” . Năm 13 tuổi, ông theo cha lên kinh thành và theo học các danh y nổi tiếng. Ngoài y học, Trương Cảnh Nhạc còn nhờ đó mà thông hiểu dịch lý, thiên văn, đạo giáo, âm luật, binh pháp.


Sau này, Trương Cảnh Nhạc tòng quân, rồi từ bỏ mong muốn tìm cầu danh lợi, giải ngũ và cống hiến hết mình cho y học. Y thuật của ông thăng tiến vượt bậc và thanh danh của ông cũng nổi tiếng nhanh chóng. Điều này được xem như sự “tái sinh” của Trương Cảnh Nhạc.


Trong tác phẩm “Cảnh Nhạc toàn thư”, Trương Cảnh Nhạc đã trình bày suy nghĩ của mình về việc phóng túng sắc dục:

“Người ham muốn sắc dục quá độ thường sẽ lao tổn sinh bệnh. Con người từ sau khi sinh ra chỉ có dựa vào tinh khí hậu thiên để làm cơ sở lập mệnh. Tinh của con người mạnh thì thần cũng mạnh, thần mà mạnh thì nhất định sẽ trường thọ. Người mà tinh hư nhược thì khí cũng hư nhược, người mà khí hư nhược thì nhất định đoản mệnh.


Có người tư chất tiên thiên không quá thâm hậu nhưng chỉ cần biết yêu bản thân, dùng tiết dục hậu thiên để bồi dưỡng thêm thì cũng có thể sống thọ. Nếu như tư chất tiên thiên của một người vốn đã mỏng mà lại phóng túng sắc dục, làm tổn hại tinh khí hậu thiên như vậy thì nhất định bị tổn hại tính mệnh. Làm tổn hại tính mệnh như vậy thì không thể trách ai được.


Một người lúc còn chưa trưởng thành, tinh túy của thận vừa mới sinh ra, đang còn ở trong giai đoạn chớm nở và cần được ôn dưỡng. L úc này, một số thanh niên thiếu hiểu biết lại ham muốn gần gũi với nữ sắc, kết quả là còn chưa trưởng thành đã lìa thế gian rồi. Tôi đã tận mắt thấy rất nhiều người như vậy, thật đáng buồn.


Kiềm chế sắc dục thì bảo toàn tính mệnh. Thiếu niên trẻ tuổi không biết được lợi hại trong việc này. “

Trung y giảng tinh khí thần. Người ham mê sắc dục quá độ thì tinh khí thần không thể đầy đủ, cũng sẽ không thể bảo toàn tính mệnh được. Cũng có người cho rằng bổ sung chất dinh dưỡng, uống thuốc bổ là có thể bồi bổ được. Nhưng theo lý luận thì hậu thiên là không thể tu bổ được tiên thiên, chỉ có thể hỗ trợ mà thôi.


Tiên thiên và hậu thiên, nói một cách tương đối là thận tinh và tỳ khí. Thận tinh là tiên thiên, tỳ khí là hậu thiên. Con người bổ sung chất dinh dưỡng và thuốc gì đều được hấp thụ thông qua hậu thiên tỳ khí. Nó có thể hỗ trợ nhưng không thể thực sự bổ sung được tiên thiên thận tinh. Mong muốn thông qua dùng thuốc bổ, thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng để duy trì một cuộc sống phóng túng sắc dục thì chỉ có thể có chút ít tác dụng tạm thời, còn về lâu dài thì căn bản không thể thực hiện được, càng duy trì phóng túng dục vọng thì càng có hại. Hao hụt nhiều mà bổ sung lại thì ít. Ham muốn một khi được nuôi dưỡng lớn rồi thì khó bề kiểm soát nổi. Bởi vậy ngay cả khi đã là vợ chồng rồi thì cũng không thể tùy ý phóng túng, buông thả sắc dục.


Theo ZhengJian.org
An Hòa biên tập

Trí tuệ cổ nhân: Dùng lễ nghi để tiết chế dục vọng


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook