Dành tiền du lịch thay vì tích luỹ, lúc ốm đau chỉ biết nhờ vào bố mẹ

Chia sẻ Facebook
13/06/2023 14:42:36

Mải mê tận hưởng cuộc sống hôm nay mà không biết tiết kiệm cho tương lai, cuộc sống của bạn sẽ chỉ toàn khó khăn trước mắt. Cuộc sống này vô cùng thực tế, muốn sống thoải mái và an toàn hãy học tiết kiệm tiền sớm nhất có thể.


Với thế hệ đi trước, tiết kiệm là một khoản bắt buộc phải có để có thể chuẩn bị cho chuyện đại sự trong gia đình hay cho các bất trắc không đoán trước. Tuy nhiên, CUỘC SỐNG GEN Z bây giờ không phải ai cũng lựa chọn hình thức quản lý này. Nhiều người cho rằng cần phải đối xử tốt với bản thân và cải thiện điều kiện sống ngay khi có tiền.

Thực tế cho thấy nhiều bạn trẻ Việt hiện nay có xu hướng ưu tiên việc tiêu tiền cho mua sắm, du lịch, ăn uống và trải nghiệm từ trung đến cao cấp nhưng lại bỏ ngỏ việc dự phòng tài chính với tài khoản tiết kiệm gần như không có, chi phí đầu tư là 0 đồng, trong khi con số nợ tín dụng ở mức từ vài triệu đến chục triệu hàng tháng.

Nhiều bạn trẻ ưu tiên hưởng thụ. (Ảnh minh họa: Dân Trí)


Khốn đốn vì “kiếm xu nào xài xu đấy”


T.H. (Hà Nội), chưa đầy 30 tuổi nhưng lương đã đạt mốc 30 triệu đồng một tháng. Cô có sở thích đi du lịch khá nhiều. Với du lịch nước ngoài, H. chỉ đi được loanh quanh các nước châu Á và thấy thoải mái với điều đó. Cô gái chọn đi du lịch quanh năm theo phương châm “ta chỉ sống một lần trong đời” và cho rằng tiền mình làm ra thì mình có quyền tiêu.

Nhưng gần đây, công việc gián đoạn, sức khỏe của H. cũng có vấn đề, chạy chữa khi đau ốm cũng tốn một khoản lớn. Thế nên, lúc này cô mới bắt đầu lo lắng về số tiền tiết kiệm đang có trong tay. Đi làm nhiều năm nhưng vẫn không tiền phòng thân, khi ốm đau phải nhập viện không có nổi 20 triệu lo chi phí. Bố mẹ phải đi vay mượn khắp nơi mới đủ tiền lo viện phí cho con. Kinh tế khó khăn, việc làm lại chưa phục hồi sau dịch Covid-19, nên trong năm nay thu nhập của H. vẫn giảm, chưa thể về được như trước dịch. Vậy là cô bắt đầu thấy hối tiếc vì trước kia đã dành quá nhiều tiền cho việc du lịch.

Lúc khỏe không tiết kiệm, khi ốm đau không biết dựa dẫm vào ai. (Ảnh minh họa: Báo Bình Dương)

Đúng là đi du lịch có nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng nên dành hết tiền bạc để đi nhiều nhất có thể, đến nỗi không còn tiền cho các mục tiêu khác. Người ta làm mỗi tháng 30 triệu đồng, nhưng có nhà rồi, thì họ có thể dành 10 triệu đồng để đi du lịch hàng tháng. Nhưng nếu bạn xuất phát kém hơn, nghèo hơn, chưa có tích lũy gì đáng kể, thu nhập cũng 30 triệu đồng, mà đua đòi như người khác thì rất đáng quan ngại.


Lẽ ra, H. chỉ nên dành 3 triệu đồng để đi du lịch mà thôi, còn lại dành một phần để tích lũy đầu tư. Ưu tiên hàng đầu của hầu hết độc giả ở YAN vẫn phải là ổn định cuộc sống, đừng chỉ chăm chăm đi chơi, hưởng thụ, rồi nhỡ mất việc thì không biết xoay sở thế nào. Nhà ở, tiền tích lũy, cố gắng để có nguồn thu nhập thụ động, phòng trừ các rủi ro... mới là vấn đề căn cốt của cuộc sống và bạn phải thực hiện những điều này song song với việc đi du lịch và hưởng thụ

Tuổi trẻ nên cần bằng việc chi tiêu và tiết kiệm. (Ảnh minh họa: Dân Việt)

Quản lý tài chính cá nhân tốt là chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ

Theo một chuyên gia tài chính ở New York, phần lớn mọi người không tiết kiệm đủ để trang trải trong những trường hợp khẩn cấp. Một trong những lý do chính là chi tiêu vượt quá khả năng bản thân. Thêm vào đó, thẻ tín dụng khiến bạn "đốt tiền" dễ dàng hơn. Chúng ta thường mua sắm trước khi tiết kiệm và sau đó không bao giờ tổng kết lại những gì mình đã hoang phí.

Công ty JPMorgan Asset Management (Mỹ) từng đưa ra một bản báo cáo dài 72 trang, khuyên những người ở độ tuổi 20 nên để dành 15% tổng thu nhập cho những trường hợp có thể bất ngờ ập đến trong cuộc sống.

Có khoản tích lũy phòng trường hợp bất ngờ ập đến. (Ảnh minh họa: VTC)

Phần lớn người trẻ nghĩ mình có sức khỏe mà không dự phòng tiền bạc lúc ốm đau. Chi phí khám chữa bệnh chiếm phần không nhỏ trong ngân sách tiết kiệm của bạn, nhất là khi phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư.

Nếu không dự phòng tài chính, bạn sẽ chật vật xoay xở tiền bạc, lâm vào tình trạng khánh kiệt nếu gặp các tình huống không mong muốn như thất nghiệp, tai nạn hay bệnh tật...

Cuộc sống khó khăn, trắc trở chung quy đều chỉ vì 3 chữ “không có tiền”. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)

Hoàng Hải (28 tuổi, Hải Phòng), là con một trong gia đình có điều kiện khá khó khăn. Từ khi anh ra trường, đi làm thì cuộc sống gia đình dần được cải thiện. Lúc này, Khải cảm thấy mình có thể thư giãn, thoải mái và vui vẻ mà sống trong vài năm. Anh thường đi chơi cùng bạn bè, đi du lịch mỗi dịp cuối tuần hay những kỳ nghỉ dài ngày.

Một lần, khi đang ở công ty Hải nhận được cuộc gọi từ nhà, báo rằng mẹ anh ốm nặng phải nhập viện và cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Lúc đó Hải hoảng hốt, mấy năm nay anh không dành dụm chút nào. Bây giờ việc nhà cấp bách, khoản tiền lớn như vậy không biết kiếm đâu ra. Hoàng Hải vay mượn một vài người bạn mới có được gần đủ số tiền để lo cho mẹ.

Đi làm nhiều năm không dành dụm chút nào, lúc việc nhà cấp bách mới thấy hối hận. (Ảnh minh họa: BBC)


May mắn, mẹ anh qua khỏi và dần hồi phục. Nhưng Hải vẫn còn một món nợ, anh ấy hối hận nói: "Nếu thay vì thường xuyên đi du lịch, tiêu tốn tiền, tôi tiết kiệm nhiều hơn thì đã có thể gánh vác việc chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau".

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi một số tình huống bất ngờ xảy ra, và đôi khi mọi thứ chỉ đến bất chợt. Nếu bạn muốn cuộc sống suôn sẻ thì phải hiểu rằng lúc nào cũng phải đề phòng một chút, nếu gặp sự cố thì còn có thể đối phó được.

Phải tiết kiệm một chút, phòng khi gặp sự cố. (Ảnh minh họa: Zingnews)

Có một khoản tiết kiệm, chính là đang cách bạn đang xây cho bản thân một con đường lui để không phải nói "không" trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trên thế gian này, chẳng ai có thể dựa dẫm mãi vào bố mẹ. Chỗ dựa vững chắc nhất chính là tài khoản tiết kiệm có được do chính bạn xây dựng nên.

Chỗ dựa vững chắc nhất chính là tài khoản tiết kiệm. (Ảnh minh họa: Phụ Nữ Việt Nam)

Vì vậy, tiết kiệm tiền là việc rất cần thiết, chỉ không tiết kiệm mới khiến bản thân chịu khổ mà thôi. Sau này nghĩ lại, bạn mới hiểu rằng học tiết kiệm có ưu điểm và không có nhược điểm, khi cần thiết sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của bạn, càng không làm bạn mất niềm tin vào điều đó. Tất nhiên, cuộc sống là vô thường và sức khỏe vẫn là trên hết. Hy vọng khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp chiếu sáng phần nào con đường tương lai.

Lối suy nghĩ hưởng thụ nhiều, làm việc ít cũng từng là chủ đề tranh cãi trong cộng đồng mạng. Liệu thật sự, có nên tiêu xài khi bản thân chỉ có một lần để sống, hay thay vì đó là tích lũy cho tương lai.

Cuộc sống của bạn chắc chắn không chỉ được đếm bằng những con số, làm việc kiếm tiền mà không hưởng thụ thì cũng thật phí phạm. Nhưng nếu bạn chỉ biết dốc hết sức mình để ăn chơi, không biết tiết kiệm thì cũng sớm đẩy mình vào nợ nần, lầm than. Chính vì thế, cân bằng cuộc sống vẫn luôn là việc chúng ta nên học mỗi ngày. Dù biết rất khó nhưng hãy tiết kiệm từng chút ít một để buộc bạn phải có một khoản tiền phòng thân nhất định.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook