Danh sách người giàu TQ Hurun: Tổng tài sản giảm 18%, ngành truyền thống vượt công nghệ
Viện nghiên cứu Hurun công bố danh sách cho thấy tổng tài sản của các doanh nhân Trung Quốc đã giảm 18% so với năm ngoái...
Danh sách người giàu Trung Quốc mới nhất do Viện nghiên cứu Hurun công bố cho thấy tổng tài sản của các doanh nhân Trung Quốc trong danh sách đã giảm 18% so với năm ngoái, tài sản của các tỷ phú bất động sản và Internet thu hẹp lại, trong khi các ngành công nghiệp truyền thống tăng đáng kể.
Vào ngày 8/11, Viện nghiên cứu Hurun đã công bố “Danh sách người giàu Hurun năm 2022”, cho thấy có tổng cộng 1.305 doanh nhân Trung Quốc với tài sản cá nhân hơn 5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 690 triệu đô la Mỹ) lọt vào danh sách năm nay, giảm 11% (160 người) so với năm ngoái.
Tổng tài sản của các doanh nhân trong danh sách giảm 18% so với năm ngoái xuống còn 24.500 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 3.380 tỷ USD). Chỉ có 411 doanh nhân có tài sản tăng lên so với năm ngoái, trong đó có 133 người mới. Tài sản của 1.187 doanh nhân đã giảm hoặc giữ nguyên so với năm ngoái, với 293 người trong số họ đã rớt khỏi danh sách năm nay.
Ông Rupert Hoogewerf (tên Trung Quốc là Hu Run (Hồ Nhuận)), chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu của Hurun Report, nói rằng khối tài sản của các doanh nhân trong danh sách năm nay nhìn chung đã bị thu hẹp và số lượng người trong danh sách cũng giảm. Đây là lần thứ năm trong 24 năm qua, tổng số người trong danh sách này giảm xuống, và là lần sụt giảm lớn nhất trong lịch sử của báo cáo.
Ông Chung Thiểm Thiểm (Zhong Suisui), người sáng lập Nongfu Spring, là người giàu nhất Trung Quốc. Tài sản của ông tăng 65 tỷ nhân dân tệ (khoảng 8,9 tỷ USD) so với năm ngoái và tổng tài sản của ông đạt 455 tỷ nhân dân tệ (khoảng 62,7 tỷ USD), lập kỷ lục về tài sản của người giàu nhất Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ.
Theo sau là ông Trương Nhất Minh, người sáng lập công ty công nghệ Internet Trung Quốc ByteDance. Tài sản của ông Trương Nhất Minh giảm 95 tỷ nhân dân tệ (13,1 tỷ USD), tương đương 28% so với năm ngoái do giá trị của công ty sụt giảm, khiến ông đứng ở vị trí thứ hai với 245 tỷ nhân dân tệ (33,8 tỷ USD).
Vị trí thứ ba là ông Tăng Dục Quần (Zeng Yuqun), Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CATL, một công ty công nghệ năng lượng mới của Trung Quốc, với tổng tài sản 230 tỷ nhân dân tệ (khoảng 31,7 tỷ USD), giảm 90 tỷ nhân dân tệ (khoảng 12,4 tỷ USD) so với năm ngoái, mức giảm 28%.
Điều đáng chú ý là trong số 10 người giàu nhất, khối tài sản của một số ‘gã khổng lồ’ Internet đã bị thu hẹp đáng kể. Trong số đó, tài sản của ông Mã Hóa Đằng ( Ma Huateng ), Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tencent, giảm 102 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD), tương đương 32% so với năm ngoái và xếp thứ 5 với 215 tỷ nhân dân tệ (khoảng 29,6 tỷ USD), giảm một bậc so với năm ngoái. Đây cũng là thứ hạng thấp nhất của ông trong một thập kỷ.
Ngoài ra, tài sản của ông Mã Vân (Jack Ma), người sáng lập Tập đoàn Alibaba, giảm 75 tỷ nhân dân tệ (khoảng 10,3 tỷ USD), tương đương 29%, xuống thứ 9 với 180 tỷ nhân dân tệ (khoảng 24,8 tỷ USD), giảm 4 bậc so với cuối cùng. Tài sản của người sáng lập Pinduoduo Hoàng Tranh (Huang Zheng) giảm 59 tỷ nhân dân tệ (8,1 tỷ USD), tương đương 26%, xuống còn 170 tỷ nhân dân tệ (khoảng 23,4 tỷ USD), giảm 4 bậc so với năm ngoái.
Cuộc khảo sát cho thấy tốc độ tăng trưởng tài sản của các doanh nhân Trung Quốc đang chậm lại. Xét về lượng tài sản sụt giảm, các doanh nhân sụt giảm nhiều nhất trong năm nay chủ yếu đến từ lĩnh vực bất động sản và nền tảng internet.
Cuộc khảo sát cho thấy tốc độ tăng trưởng giàu có của các doanh nhân Trung Quốc đang chậm lại. Xét về lượng tài sản sụt giảm, các doanh nhân sụt giảm nhiều nhất trong năm nay chủ yếu đến từ bất động sản và nền tảng internet.
Vào ngày 9/11, Tiến sĩ Tạ Điền (Xie Tian) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng các tỷ phú công nghệ đều xuất thân từ các doanh nghiệp công nghệ cao và công nghệ Internet tiên tiến nhất, các doanh nghiệp này có giá trị và lợi nhuận có thể tạo ra từ các doanh nghiệp, lợi nhuận thương mại điện tử mà họ mang đến đều có liên quan đến tổng thể nền kinh tế, sức tiêu dùng và sức mua của người dân. Nếu nền kinh tế tổng thể suy giảm và người dân không có tiền, Internet và mua sắm trực tuyến sẽ giảm, và giá trị của các công ty này sẽ được thể hiện ra.
“Vì vậy tài sản của họ thu hẹp lại, hiển nhiên là do các nhân tố như sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, cộng với việc ĐCSTQ đàn áp các công ty tư nhân,”
ông Tạ Điền nói.
“Nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản đang đi lùi”
“ngày càng trở lại trạng thái bế quan tỏa cảng, có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát chủ thể kinh tế, và không gian tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân bị kìm hãm. Trong trường hợp này, tài sản những người giàu có, người mới giàu có chắc chắn sẽ ngày càng ít đi.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc mua cổ phần ở Kuaishou và Douyin
Gần đây, truyền thông nhà nước ĐCSTQ đã đầu tư vào hai nền tảng video ngắn là Kuaishou và Douyin. Ngoại giới phổ biến cho rằng “phiên bản mới của quan hệ đối tác công tư” của ĐCSTQ dường như đang được mở rộng.
Tờ Hải Hiệp Đô thị báo , cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ, cho biết trong một bản tin ngày 6/11 rằng vào ngày 26/10 năm nay, Kuaishou đã tiến hành gọi vốn chiến lược, và nhà đầu tư là Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh. Đài này là đơn vị trực thuộc thị ủy Bắc Kinh và chính quyền thành phố Bắc Kinh.
Hiện hai cổ đông lớn của Kuaishou là Beijing Huayi Huilong Network Technology (chiếm 99% cổ phần) và Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh (chiếm 1% cổ phần).
Theo báo cáo, thông tin từ nền tảng truy vấn doanh nghiệp Trung Quốc Tianyancha, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh đã đầu tư vào Công ty TNHH Công nghệ Kuaishou Bắc Kinh hôm 28/10.
Đồng thời, Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc), là một ‘gã khổng lồ’ về video ngắn, cũng sẽ nhận được đầu tư từ WangTou ZhongWen (Beijing) Technology vào năm 2021. Douyin và TikTok phiên bản nước ngoài là sản phẩm thuộc sở hữu của ByteDance.
Hiện tại, Công ty Beijing Douyin Information Service do Công ty TNHH Douyin và Công ty WangTou ZhongWen (Beijing) Technology đồng nắm giữ, với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 99% và 1%.
Tờ Hải Hiệp Đô thị báo đưa tin, Công ty WangTou ZhongWen (Beijing) Technology được đồng sở hữu bởi WangTou ZhongWen (Beijing) Technology, Beijing Cultural Investment Development Group và Công ty Phát triển hội tụ truyền thông video Trung ương. Trong đó Công ty Phát triển hội tụ truyền thông video Trung ương chiếm 30% cổ phần.
Công ty Phát triển hội tụ truyền thông video Trung ương là công ty truyền thông mới thành lập thuộc Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc (China Media Group), một đơn vị sự nghiệp cấp bộ trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc.
Có tin đồn rằng cho rằng ngay cả khi Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh đầu tư cổ phần vào Kuaishou hay WangTou ZhongWen (Beijing) Technology đầu tư vào Douyin, mặc dù chỉ chiếm 1% vốn cổ phần, nhưng họ đều có vốn chủ sở hữu quản lý đặc biệt với “quyền phủ quyết một phiếu bầu”.
Vào tháng 1/2017, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một văn kiện nêu rõ, sẽ triển khai thí điểm cổ phần quản lý đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ thông tin tin tức trên Internet, dịch vụ xuất bản trực tuyến và mạng thông tin tuyên truyền, dịch vụ chương trình nghe nhìn. Vào tháng 5 cùng năm, Văn phòng Thông tin Internet Nhà nước của ĐCSTQ đã ban hành các quy định nêu rõ rằng “một hệ thống đơn vị quản lý đặc biệt cần được triển khai cho các nhà cung cấp dịch vụ thông tin tin tức Internet đủ điều kiện” .
Học viện Quản lý Thông tin của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, đã từng xuất bản một bài viết “Nghiên cứu về rủi ro của việc thực hiện cổ phần quản lý đặc biệt trong các doanh nghiệp xuất bản và truyền thông” được xuất bản vào tháng 5/2017. Bài viết này nói rằng chế độ cổ quần quản lý đặc biệt là một hệ thống, trong đó vốn sở hữu nhà nước chuyển nhượng quyền thu lợi ích và quyền kinh kinh doanh ở mức độ nhất định, trong khi thu hút vốn thì đồng thời duy trì quyền ra quyết định cao nhất, và Chính phủ có “quyền phủ quyết một phiếu bầu” đối với các vấn đề cụ thể.
Về vấn đề này, ông Tạ Điền cho biết:
“Lý do ĐCSTQ đầu tư vào các công ty Internet như Douyin và Kuaishou rất đơn giản, bởi vì ĐCSTQ đã kiểm soát chặt chẽ huyết mạch chung của nền kinh tế Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trung ương.”
Ông nói:
“Đối với các doanh nghiệp tư nhân, ĐCSTQ thực sự không hề yên tâm hoặc tin tưởng. Họ ghen tỵ với sự giàu có của các doanh nghiệp tư nhân, đồng thời họ cũng bộc lộ bản chất cướp bóc và thổ phỉ của ĐCSTQ. Chính phủ nhất định sẽ cướp tài sản của họ.”
“Vì vậy, hiện giờ ĐCSTQ muốn tham gia cổ phần, rõ ràng là để chuẩn bị cho bước sáp nhập và thôn tính tiếp theo.”
Ông nói:
“Và điều tồi tệ nhất là mặc dù họ tham gia cổ phần, họ có thể chỉ sở hữu 1% cổ phần, nhưng họ sẽ yêu cầu tham gia các cuộc họp hội đồng quản trị, và thậm chí áp chế hội đồng quản trị. Ai dám chống lại họ? Ai dám chống lại những người đại diện của ĐCSTQ và những người đại diện ĐCSTQ trong hội đồng quản trị? Vì vậy, về cơ bản họ có thể kiểm soát những công ty này.”
Lần đầu tiên những người giàu nhất Trung Quốc trong các ngành nghề truyền thống vượt qua ngành công nghệ
Ông Rupert Hoogewerf cũng cho biết tài sản của người giàu trong các ngành truyền thống đã tăng đáng kể trong năm nay.
“Thật khó tưởng tượng rằng trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như vậy, người giàu nhất Trung Quốc lại là ông Chung Thiểm Thiểm, một người sản xuất nước khoáng”
, ông Rupert Hoogewerf nói.
“Tài sản của ông ấy gần bằng tổng tài sản của ông Trương Nhất Minh (người xếp thứ 2) và ông Tăng Dục Quần (người xếp thứ 3); và ông Lý Gia Thành đã vượt qua ông Mã Hóa Đằng lần đầu tiên sau 5 năm, và ông Tần Anh Lâm (trong lĩnh vực chăn nuôi lợn) lần đầu tiên vượt qua ông Mã Vân.”
Ông Tần Anh Lâm là người sáng lập và chủ tịch của Muyuan Foodstuff, một công ty chăn nuôi lợn ở Hà Nam, Trung Quốc. Trong Báo cáo Hurun này, tài sản của vợ chồng ông Tần Anh Lâm và bà Tiền Anh (Qian Ying) đã tăng 9% so với năm ngoái lên 185 tỷ nhân dân tệ (khoảng 25,5 tỷ đô la Mỹ) và thứ hạng tăng 7 bậc lên vị trí thứ 8.
Ông Tạ Điền nói rằng việc những người giàu có trong các ngành nghề truyền thống tăng giá trị tài sản ròng của họ là điều tự nhiên, bởi vì có một số bong bóng trong các công ty thương mại điện tử và Internet đang vỡ.
“Tôi nghĩ rằng bong bóng ban đầu hiện giờ không cách nào bảo vệ (cho khỏi vỡ) được nữa. Ở Trung Quốc, một khi bong bóng này vỡ và sự giàu có của nó bị thu hẹp, các ngành công nghiệp truyền thống khác hoặc các ngành phi công nghệ cao liên quan đến nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nhà ở, ăn uống, giao thông vận tải và tài nguyên sẽ nổi lên một cách tự nhiên.”
Theo Liên Thư Hoa, Vision Times
Trung Quốc thúc đẩy hệ thống "thuế vàng" nhằm hiện thực hóa “thịnh vượng chung” Nhà cầm quyền Trung Quốc đang thúc đẩy hệ thống “Thuế vàng Giai đoạn IV” nhằm tăng thuế đối với nhóm người thu nhập cao