‏Dành 15 năm nghiên cứu, người đoạt giải Nobel đã tìm ra 5 thứ là “gốc rễ” thoát nghèo: Thay đổi vận mệnh bắt đầu từ bước này ‏

Chia sẻ Facebook
17/11/2022 16:41:57

Các tác giả đoạt giải Nobel đã dùng 15 năm nghiên cứu và tìm ra 5 chìa khóa có thể thay đổi tình hình tài chính của mỗi người. Nếu bạn muốn bắt đầu thoát khỏi tư duy nghèo và thay đổi vận mệnh của mình, hãy bắt đầu từ bước này!‏

Để làm rõ bản chất của nghèo đói, Giáo sư Kinh tế Quốc tế Banerjee, làm việc tại Quỹ Ford thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, và Giáo sư Esther Duflo, đã sử dụng 15 năm để đi sâu vào 18 quốc gia và khu vực có số lượng người nghèo lớn nhất trên năm châu lục.‏

‏Nhờ quá trình này, năm 2019, họ đã giành giải Nobel Kinh tế cho "nghiên cứu thực nghiệm về xóa đói giảm nghèo toàn cầu".‏

‏Bắt đầu từ các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, giáo dục và sức khỏe, họ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra 5 nguyên nhân chính dẫn tới một tư duy nghèo nàn. Chỉ khi thay đổi những điều này, bạn mới có thể dần dần cải thiện sức khỏe tài chính.‏


‏(1) Học cách tiêu tiền là bước đầu tiên để làm giàu‏

‏Theo quan sát của họ, nguyên nhân chính dẫn đến "nghèo vẫn hoàn nghèo" là do một người không biết sử dụng đồng tiền đúng cách!‏

‏Hai giáo sư nhận thấy người nghèo sống ở các nước đang phát triển dù chưa đảm bảo các chi phí sinh hoạt cần thiết, nhưng vẫn chọn cách dùng tiền cho những khoản tiêu dùng không cần thiết.‏

‏Chẳng hạn như có những người phải ăn uống đạm bạc, tiết kiệm hàng ngày, nhưng lại chọn cách chi nhiều tiền cho việc tổ chức đám cưới, tiệc tùng và các hoạt động khác. Nhiều người sẵn sàng sử dụng hết tiền tiết kiệm của họ để tổ chức một đám cưới. ‏

‏Bên cạnh đó, do chưa biết cách tiêu tiền, họ có thể phung phí vào nhiều khoản chi không cần thiết khi bỗng nhiên có một khoản tiền. Chẳng hạn như, nhiều người quyết định mua tivi, đầu đĩa, máy tính và các vật dụng khác để thỏa mãn ham muốn cá nhân trong cuộc sống, chứ không sắp xếp cho chi phí tương lai. Quan niệm sai lầm về mua sắm khiến họ nghèo đi nhanh chóng.‏


‏(2) Giáo dục‏

‏Về giáo dục, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đại đa số người nghèo không chi tiêu và đầu tư để cải thiện chất lượng giáo dục cho con. Nhiều gia đình nghèo thậm chí không muốn cho con cái học hành. ‏

‏Hiện nay, các tổ chức từ thiện khác nhau vẫn tiếp tục xây dựng trường học ở vùng sâu vùng xa. Nhưng hai tác giả nhận thấy, người dân địa phương vẫn cho rằng giáo dục là cách mất nhiều thời gian mới được "thu lợi". Thậm chí, họ không thể biết liệu các con sau khi được đi học có kiếm đủ tiền để lo cho bản thân và phụng dưỡng tuổi già cho cha mẹ hay không. ‏

‏Những yếu tố như vậy khiến họ ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Theo thời gian, thế hệ sau dù muốn cải thiện cuộc sống cũng không có đủ tri thức, luôn luôn bị giới hạn tầm nhìn.‏


‏(3) Kiểm soát chi phí y tế‏

‏Về sức khỏe, do một số địa phương nghèo không có nguồn thông tin tốt, thiếu kiến thức cơ bản về y tế nên họ không hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và các biện pháp phòng bệnh khác. Hậu quả của việc từ chối tiêm phòng là bệnh tật thường xuyên và điều trị tốn kém. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình tài chính của chính các gia đình.‏

‏Một số người ở vùng xa xôi và lạc hậu thậm chí có xu hướng lựa chọn các phương pháp điều trị truyền miệng trong dân gian, được coi là cổ xưa và "truyền thống" nhưng không được đảm bảo hiệu quả. Nhiều hệ quả đã xảy ra khiến họ không chỉ "tiền mất tật mang", mà còn không có cơ hội để hối hận và làm lại. ‏

‏Sức khỏe là thứ tài sản vô cùng quan trọng, tiền có thể đến sau, nhưng hãy bảo vệ sức khỏe của mình, đó cũng là cách bảo vệ tài chính xuất sắc nhất, trước khi bạn kiếm được tiền.‏


‏(4) Quan tâm đến chi phí rủi ro khi khởi nghiệp‏

‏Một nguyên do khác khiến người thường khó "thoát nghèo" là do chi phí rủi ro khi bắt đầu kinh doanh đối với họ là tương đối cao. ‏

‏Kinh doanh có thể là một cách để làm giàu, nhưng những rủi ro liên quan có thể không phù hợp với một số người vì không thể đảm bảo cứ làm là sẽ thành công. Cùng một số tiền đầu tư có thể là một giọt nước đối với người giàu, nhưng đối với người thường, đó có thể là tất cả tài sản hoặc thậm chí bao gồm cả các khoản vay thêm.‏

‏Nếu đầu tư thất bại, người thường sẽ khó bắt đầu kinh doanh lần thứ hai, rơi vào cảnh "nghèo càng nghèo hơn". Do chi phí cao, họ sẽ từ bỏ khởi nghiệp và mất cơ hội thăng tiến.


(5) Chìa khóa là tích lũy tài chính‏

‏Để vượt qua rào cản này, họ cần quan tâm hơn tới vấn đề tích lũy và tiết kiệm. Đừng bao giờ kiếm được đồng nào tiêu đồng đó, rồi phàn nàn rằng lương và thu nhập còn chưa đủ sống thì lấy đâu ra tiền mà đầu tư.‏

‏Thực tế, mọi người đều có thể tận dụng "lãi suất kép", luôn tái đầu tư số tiền tích lũy và tích tiểu thành đại. Khi đã có một khoản vốn nhất định, họ tập trung nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những khoản đầu tư an toàn và sinh lời ổn định, ít rủi ro. ‏

‏Hãy bắt đầu thay đổi, từ hôm nay, bạn hãy dành cho mình 10%, hay chí ít 5% thu nhập, và đầu tư vào một nơi sinh lời, hay ít nhất cũng nên gửi ngân hàng. Khi khoản tích lũy đủ lớn, hãy đem đầu tư và đừng quên giữ lại một phần làm quỹ khẩn cấp. ‏


‏*Theo Business times

Chia sẻ Facebook