Đang đi lại bỗng nhiên bị nhũn gối thì hãy cảnh giác 3 bệnh này

Chia sẻ Facebook
11/10/2022 09:53:31

Bạn có thường cảm thấy đầu gối có tiếng rắc rắc khi ngồi xổm xuống hoặc đứng dậy, hay nhiều lúc đột nhiên cảm thấy nhũn gối khi đi bộ? Nguyên nhân có phải như nhiều người nghĩ là do thiếu canxi?

Các môn thể thao chơi bóng thường bao gồm các động tác ảnh hưởng khớp gối, đồng thời có thể làm tổn thương sụn chêm và dây chằng ở người vốn có vấn đề về đầu gối. (Ảnh minh họa: Monkey Business Images/ Shutterstock)

Nguyên nhân khiến đầu gối phát ra tiếng kêu rắc rắc khi đứng lên


Có 2 lý do về sinh lý và bệnh lý dẫn đến tiếng rắc phát ra từ đầu gối. Thông thường tiếng kêu rắc rắc chủ yếu là do sinh lý, nếu không có các triệu chứng khó chịu khác thì không cần điều trị đặc biệt.


Tiếng kêu rắc do sinh lý nói chung là rõ ràng và không lặp lại, ngoài ra có thể còn kèm theo đau nhẹ, nhưng các khớp cảm thấy thư giãn sau đó.


Nếu có bệnh ở khớp như chấn thương cấp tính, thoái hóa mãn tính, thậm chí là các bệnh toàn thân thì xương, bao hoạt dịch, sụn, gân… bên trong có thể phát ra tiếng kêu rắc.


Nếu ngoài tiếng kêu rắc này còn kèm theo các triệu chứng như sưng đau khớp gối, dày lên khớp gối thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh.

Đầu gối đột ngột bị nhũn có phải do thiếu canxi?


Khớp gối đột ngột bị nhũn đi không hẳn là do thiếu canxi mà còn có thể liên quan đến xương bánh chè.


Xương bánh chè là đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi. Xương bánh chè là phần xương vừng lớn nhất cơ thể, có chức năng trong co duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối và giúp khớp gối cử động tự do hơn.


Nguyên nhân của nhũn gối có thể liên quan đến sự không ổn định của xương bánh chè hoặc viêm xương bánh chè. Bệnh viêm xương bánh chè là một loại bệnh khớp do chấn thương mãn tính, thường liên quan đến lão hóa, chấn thương thể thao, viêm khớp gối và các lý do khác, bệnh thường phổ biến ở phụ nữ và thanh niên, khi phát hiện ra bệnh thì nên tiến hành điều trị tích cực.


Ngoài ra tình trạng đầu gối yếu đi đột ngột cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

1. Nhồi máu não


Khi bị nhồi máu não, việc điều khiển các cử động chân tay có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như liệt nửa người hoặc yếu chân khi đi lại.

2. Tăng tạo xương


Khi tuổi tác ngày một cao, nhiều người trung niên và cao tuổi có thể sẽ gặp phải vấn đề về tăng tạo xương. Một khi tăng tạo xương ở khớp gối, thì cũng có thể gây ra triệu chứng yếu chân đột ngột.

3. Chấn thương sụn chêm


Nhiều người khi chơi bóng rổ, cầu lông thì thường xuyên gặp phải tình trạng hư và rách sụn chêm, từ đó sinh ra các triệu chứng như yếu đầu gối, đau khớp và hạn chế vận động.

Một số hình thức vận động làm ảnh hưởng đến đầu gối


Các khớp nối có tuổi thọ nhất định. Với tuổi tác và việc sử dụng khớp liên tục, khớp có thể bị tổn thương và thoái hóa. Sức khỏe của các khớp liên quan trực tiếp đến việc chúng ta có thể đi lại nhịp nhàng hay không. Để bảo vệ sức khỏe của khớp, chúng ta  nên hạn chế những việc làm tổn thương khớp gối.


Đặc biệt nhấn mạnh rằng việc tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, nhưng một số bài tập làm đau hoặc tổn thương đầu gối thì tốt nhất nên tập ít hơn.

1. Chạy bộ

Chạy trên máy chạy bộ có thể làm hỏng các bộ phận như sụn đầu gối và sụn chêm. (Ảnh minh họa: Lammotos/ Shutterstock)


Dù chạy trên đường bê tông hay chạy trên máy chạy bộ đều có thể gây chấn thương đầu gối. Chạy trên sàn bê tông trong thời gian dài có thể gây tổn thương khớp gối và cổ chân, chạy trên máy chạy bộ có thể làm tổn thương sụn đầu gối và sụn chêm.

2. Leo núi


Leo núi làm mòn nhiều khớp, nhất là khi xuống núi, khớp gối chịu sức nặng quá lớn. Đối với những người có khớp gối không tốt, khi leo núi hãy nên thận trọng.

3. Các môn thể thao chơi bóng


Các môn thể thao chơi bóng thường bao gồm các động tác như gắng sức, bật nhảy, xoay người chạy. Những động tác này tác động rất nhiều đến khớp gối, đồng thời có thể làm tổn thương sụn chêm và dây chằng, gây nguy hiểm khá lớn.


Một khi đầu gối bị tổn thương, nó có khả năng không thể phục hồi. Việc chúng ta cần làm là chủ động bảo vệ khớp gối càng sớm càng tốt. Ở trong cuộc sống hàng ngày, chú ý kiểm soát cân nặng, bổ sung canxi, tập những bài thể dục phù hợp thường xuyên, chườm nóng với nhiệt độ phù hợp và tăng cường cơ bắp để bảo vệ đầu gối.


Á Tĩnh/ Vision Times

10 hành động khiến tế bào ung thư sợ hãi Mọi người đều sợ ung thư, nhưng có một sự thật không phải ai cũng biết là các tế bào ung thư khủng khiếp này cũng có những nỗi sợ.

Chia sẻ Facebook