'Dân chơi hàng hiệu’ điêu đứng bán tháo đồ để lấy tiền tiêu
Kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của công tác phòng chống dịch Covid-19 khiến nhiều 'dân chơi hàng hiệu' tại Trung Quốc phải bán tháo đồ để lấy tiền mặt.
Kinh tế khó khăn khiến ‘dân chơi hàng hiệu’ bán tháo đồ để lấy tiền tiêu
Trong bối cảnh phần lớn người dân sinh sống ở các vùng đô thị của Trung Quốc vẫn đang đối mặt với những quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 khắt khe và thậm chí là lệnh phong tỏa, hoạt động kinh doanh đồ hiệu ở đất nước tỷ dân cũng bị ảnh hưởng khi giá bán sụt giảm nhanh chóng. Ngay cả thị trường bán hàng hiệu đã qua sử dụng cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì chính sách “zero Covid-19” của chính phủ Trung Quốc.
Trên thực tế, những người giàu có ở Trung Quốc cũng đang tỏ ra thận trọng và giảm chi tiêu mua sắm, hoặc thậm chí bán cả những chiếc đồng hồ đắt đỏ Rolex hay túi Hermès để lấy tiền mặt.
Vào giai đoạn đầu dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và cả khi hoạt động đi lại trên toàn cầu đã bị hạn chế, những khách hàng lắm tiền ở Trung Quốc vẫn vui vẻ tận hưởng cảm giác chi tiêu cho những món hàng xa xỉ.
Nhưng kể từ khi chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách “zero Covid-19” mà đặc biệt là việc Thượng Hải, thủ phủ thương mại và tài chính lớn nhất của Trung Quốc, phải phong tỏa 2 tháng trong năm nay để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhóm giàu có nhất ở đất nước tỷ dân cũng đã cảm nhận được sự ảnh hưởng đối với dòng tiền. Do đó, với không ít người, việc bán đi các món hàng hiệu để lấy tiền mặt là điều dễ hiểu.
Tờ Financial Times gần đây đưa tin Watcheco, cổng thông tin về thị trường đồng hồ sang trọng đã qua sử dụng, cho biết giá của chiếc Rolex Submariners second-hand (đồ cũ) đã giảm 46% kể từ tháng Ba, dù Rolex là nhãn hiệu mà những tín đồ mê đồng hồ luôn muốn sở hữu.
Không chỉ đồng hồ, các đại lý bán dòng túi cao cấp ở Thượng Hải và Hàng Châu cũng buộc phải giảm giá bán các mẫu túi cổ điển như Hermès Birkin tới 1/5 kể từ tháng Ba.
“Thời kỳ bùng nổ đã qua. Chúng tôi đang bước vào giai đoạn điều chỉnh và có thể sẽ kéo dài một thời gian. Đây có thể là sự sụt giảm tồi tệ nhất mà tôi từng chứng kiến trong 25 năm qua ở Trung Quốc”, ông James Wang, người bán đồng hồ hàng hiệu đã qua sử dụng tại thành phố Nam Kinh chia sẻ.
Song theo Financial Times, thực tế là các doanh nghiệp đang chơi trò tăng và giảm giá theo xu hướng biến động của các quy định phòng chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Và không có thể dự đoán được tình cảnh khó khăn như hiện nay lại xảy ra, bởi giá bán đồng hồ Rolex Submariners đã qua sử dụng từng tăng 240% trước 6 tháng thành phố Thượng Hải thực hiện lệnh phong tỏa.
Kinh tế chậm phục hồi do tác động của chính sách "zero Covid-19" cũng khiến tỷ lệ thất nghiệp của nhóm trẻ tuổi ở Trung Quốc đang đạt con số kỷ lục trong năm nay.
Số liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy hơn 18% công dân trong độ tuổi từ 16 – 24 đã bị thất nghiệp trong tháng Năm.
Còn theo cuộc điều tra về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở đã bắt đầu tăng từ nửa cuối năm ngoái và tăng từ mức 5,1% vào tháng 6/2021 lên thành 6,1% vào tháng 4/2022. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Trung Quốc kể từ tháng 3/2020.
Con số trên mới chỉ tính trên số dân sinh sống ở các khu vực thành thị mà chưa bao gồm người dân ở vùng nông thôn và công nhân di cư. Điều này có nghĩa trên thực tế số lượng người thất nghiệp ở Trung Quốc còn cao hơn rất nhiều.
Trong năm nay, hơn 10 triệu sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ tham gia thị trường săn việc làm ở Trung Quốc. Vào giữa tháng Tư năm nay, chưa tới 30% sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc đã tìm được việc làm.
Minh Thu (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Trung Quốc lại mang cá, tôm, cua ra xét nghiệm Covid-19
icon 0
Để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron, các thành phố ven biển của Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cá, tôm và cua.
Mạng xã hội của ông Trump bỗng trở nên ‘hot’ sau vụ khám xét nhà riêng
icon 0
Theo Sky News, mạng xã hội Truth Social do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra đã trở nên phổ biến chóng mặt kể từ khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đột kích vào bất động sản của ông ở California.
‘Kẻ cướp’ ngân hàng được người dân bênh vực vì lòng hiếu thảo
icon 0
Người đàn ông trở thành 'kẻ cướp bất đắc dĩ' khi xông vào ngân hàng và yêu cầu được rút tiền trong tài khoản cá nhân để chi trả viện phí cho người bố.
Vì sao Nhật Bản khuyến khích người dân quay lại 'bàn nhậu'?
icon 0
Theo Financial Times, tại Nhật Bản, một cuộc thi có tên “Sake Viva!” (Rượu sake muôn năm!) đã được phát động nhằm tìm ra những cách hiệu quả để khuyến khích thế hệ trẻ từ 20 đến 39 tuổi uống nhiều đồ uống có cồn hơn.
Những quốc gia ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu
icon 0
Theo nhà phân tích tài chính, Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Belyaev Hà Lan, Anh, Pháp, Na Uy, Ba Lan, cũng như các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha thực tế không phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.
XEM THÊM BÀI VIẾT