‘Đại suy thoái Biden’ đã cận kề

Chia sẻ Facebook
17/06/2022 01:15:01

Cục dự trữ liên bang (Fed) và nhiều quan chức Mỹ cho rằng lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh. Lạm phát của Mỹ đã đạt 8,6% vào tháng 5, mức cao nhất kể từ năm 1981.

‘Chỉ số niềm tin tiêu dùng’ xuống mức thấp kỷ lục

Dữ liệu từ Đại học Michigan, Hoa Kỳ được công bố vào ngày 10/6 cho thấy, giá trị ban đầu của ‘chỉ số niềm tin tiêu dùng’ trong tháng 6 là 50,2, đây là mức thấp kỷ lục. Trước tình hình lạm phát gia tăng trong năm nay, nhiều tổ chức tại Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm của mình, một số cho rằng nó sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, một số lại bác bỏ.

Thứ nhất, Hoa Kỳ là một quốc gia chủ yếu dựa vào tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thúc đẩy khoảng 70% tăng trưởng kinh tế. Việc tăng lương trong thời kỳ lạm phát gia tăng dự kiến ​​sẽ không thể vượt trội hơn việc tăng giá.

Điều này có nghĩa là với sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát, sức mua thực tế của người dân sẽ tiếp tục giảm. Cuối cùng sẽ dẫn đến giảm nhu cầu, làm gián đoạn đường tăng trưởng nhu cầu kinh tế và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Đồng thời thu nhập hàng giờ của người Mỹ (được điều chỉnh theo lạm phát) đã giảm kể từ khi Biden nhậm chức

Biểu đồ thu nhập hàng giờ của người Mỹ (được điều chỉnh theo lạm phát). (Ảnh qua blog của tác giả)

Thứ hai, kể từ sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, thế giới đã ở vào thời kỳ dư thừa khả năng sản xuất, thời kỳ này là thời kỳ mà nhu cầu là vua. Trong trường hợp này, các nước chỉ có thể tiếp tục giảm lãi suất và giá cả để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mục đích là để tăng tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất của chính họ, điều này có lợi cho tăng trưởng tiêu dùng của Hoa Kỳ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhưng bây giờ là thời kỳ khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng dây chuyền công nghiệp và khủng hoảng lương thực. Đây là thời kỳ mà nguồn cung là vua. Nga, Argentina, Indonesia, Ấn Độ, Chile và các nước khác đã bắt đầu kiểm soát việc xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp, đó là một biểu hiện cụ thể của việc cung là vua. Trong thời kỳ như vậy không có lợi cho mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tiêu dùng của Hoa Kỳ, đây là một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận, yếu tố thắt cổ chai về nguồn cung luôn tác động đến tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ.

Thứ ba, điều gì sẽ xảy ra sau khi ‘chỉ số niềm tin tiêu dùng’ do đại học Michigan đánh giá giảm sâu trong lịch sử ?.

Kể từ khi thành lập ‘chỉ số niềm tin tiêu dùng’ do đại học Michigan đánh giá đã có bốn lần tăng cao: Lần đầu tiên xảy ra vào đầu những năm 1980, với sự suy thoái ở Hoa Kỳ ở năm 1980 và 1982. Lần thứ 2 diễn ra vào đầu những năm 1990, khi Hoa Kỳ trải qua cuộc suy thoái vào năm 1991. Lần thứ 3 là trong cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, khi Hoa Kỳ trải qua 2 năm suy thoái liên tiếp vào năm 2008 và 2009. Lần thứ 4 là bây giờ. Liệu nước Mỹ có thể thoát khỏi một cuộc suy thoái trong tương lai hay không?

Tại sao tiêu đề lại sử dụng “đại suy thoái Biden” để mô tả tình hình ngày nay? Vì hôm nay là thời kỳ đặc biệt nhất trong lịch sử kinh tế nhân loại!

Đầu những năm 1980 là thời kỳ lãi suất cao điển hình nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, còn đầu những năm 1990 là thời kỳ lãi suất tương đối bình thường. Mặc dù mặt bằng lãi suất trước cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn là tương đối thấp, nhưng cũng có thể miễn cưỡng đưa nó vào phạm vi lãi xuất bình thường.

Những thay đổi về tỷ lệ nợ của chính phủ Hoa Kỳ trong 50 năm qua (Ảnh qua blog của tác giả)

Chúng ta biết rằng lãi suất càng cao sẽ càng hạn chế chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Lúc này mức nợ của toàn xã hội sẽ tương đối thấp, mức nợ càng thấp thì tăng cường khả năng chống lạm phát và tăng lãi suất của toàn xã hội, giúp chống lại sự xuất của suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã thực hiện chính sách tiền tệ không lãi suất (lãi suất âm) trong hơn 10 năm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế nhân loại nhằm tìm kiếm lợi nhuận bằng cách thêm đòn bẩy (mở rộng nợ). Chính sách này đã huy động ham muốn của con người đến một trạng thái cực đoan, mức nợ tăng đến cực đoan. Biểu đồ dưới đây là tỷ lệ nợ của chính phủ Mỹ, hiện đang ở mức cực cao, không thể so sánh với trước đây, đó là kết quả của việc thực hiện chính sách lãi suất bằng 0 trong thời gian dài, doanh nghiệp và hộ gia đình cũng tương tự như vậy.

“Đại suy thoái Biden” ảnh hưởng đến toàn thế giới

Ngày nay là thời kỳ lạm phát cao, có thể nói là chưa từng thấy, lạm phát tăng mạnh sẽ nhanh chóng khuếch đại chi tiêu cứng nhắc của khu vực hộ gia đình. Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất lần lượt 0,25% và 0,5% trong năm nay, và dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% trong hai cuộc họp lãi suất tiếp theo. Tỷ lệ tăng lãi suất hiện tại cũng rất hiếm trong lịch sử tiền tệ Mỹ, điều này sẽ dẫn đến sự thu hẹp nhanh chóng của thanh khoản thị trường và mở rộng các khoản thanh toán lãi suất của khu vực hộ gia đình.

Mức nợ ở Hoa Kỳ đang ở mức cực kỳ cao, lạm phát và lãi suất đang tăng với tốc độ cực cao, khiến gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến bùng phát lớn các vụ vỡ nợ, gây ra suy giảm đột ngột về nhu cầu, đẩy xã hội vào một cuộc “Đại suy thoái”. Hiện tượng này xuất hiện trong thời kỳ mà Biden quản lý nên được gọi là “đại suy thoái Biden”.

Đại suy thoái xuất hiện trong thời gian Biden quản lý nên được gọi là “đại suy thoái Biden”. (Ảnh tổng hợp)

Thị trường chứng khoán hiện đang bắt đầu phục hồi như mong đợi và có thể tiếp tục trong một thời gian. Xét đến việc ‘chỉ số niềm tin tiêu dùng’ của Hoa Kỳ đã ở mức rất thấp, vốn lợi tức đầu tư vào lĩnh vực kinh tế sẽ giảm và sẽ đẩy nhanh việc chuyển tiền từ các hoạt động kinh tế sang giá tài sản và hàng hóa. Nhưng dù thế nào đi nữa, thị trường chứng khoán có bật trở lại thì cũng chỉ là cú nhảy trước khi chết, đó là cơ hội cuối cùng để bán tài sản nhằm bảo vệ chuỗi vốn và tránh phá sản. Sự suy thoái sâu mà Musk đã dự đoán chắc chắn không phải là không có căn cứ.

Hoa Kỳ là đầu mối nhu cầu quan trọng nhất trên thế giới. Bất kể chuỗi công nghiệp Âu-Á phức tạp đến đâu, thì cuối cùng vẫn chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng Hoa Kỳ. Khi cuộc Đại suy thoái nổ ra ở Mỹ, nhu cầu sẽ giảm mạnh, tốc độ hoạt động của các khu vực công nghiệp ở châu Âu và châu Á cũng theo đó giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, khủng hoảng nợ sẽ đồng loạt nổ ra. Nhiều người đã hiểu sâu sắc về điều này sau khi cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn nổ ra vào năm 2008. Tuy rằng cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể được đặt tên là “Suy thoái Biden”, nhưng nó là thuộc phạm vi toàn thế giới.


Tác giả: Như Tùng


Tử Vi (Biên dịch từ Vision Times )

Chia sẻ Facebook