Đại sứ Trung Quốc tại Pháp nêu nghi ngờ khả năng an toàn của vắc-xin Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
17/12/2022 08:28:12

Gần đây ông Lư Sa Dã, Đại sứ ĐCSTQ tại Pháp, thừa nhận đã tiêm vắc-xin Pfizer của Mỹ, chia sẻ nghi ngờ về độ an toàn của vắc-xin Trung Quốc.

Gần đây ông Lư Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Pháp, đã công khai thừa nhận bản thân đã được tiêm vắc-xin Pfizer của Mỹ, qua đó chia sẻ nghi ngờ về độ an toàn của vắc-xin nội địa Trung Quốc.

Lư Sa Dã – Đại sứ ĐCSTQ tại Pháp. (Ảnh chụp màn hình video)


Hôm 14/12, trang web Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã công bố “Biên bản đối thoại” vào ngày 7/12 của Đại sứ Trung Quốc Lư Sa Dã và Hiệp hội phóng viên ngoại giao Pháp.


Trả lời câu hỏi của giới truyền thông, ông Lư Sa Dã nói rằng Trung Quốc có vắc-xin RNA thông tin của riêng Trung Quốc và không cần dùng vắc-xin của phương Tây, nhưng ông đã thừa nhận ông tiêm vắc-xin Pfizer của Mỹ.


Ông Lư Sa Dã cũng nói rằng không giống như hầu hết các nước phương Tây tiêm vắc-xin cho người già trước, Chính phủ Trung Quốc nhận thấy nên tiêm vắc-xin cho thanh niên và trung niên trước sẽ hay hơn, lý do “thực tế là không thể chắc chắn độ an toàn của vắc-xin (Trung Quốc)”. Ông cho rằng vì những người trẻ tuổi vẫn phải làm việc nên việc tiêm phòng cho họ trước cũng là để tiếp tục công việc và để hoạt động sản xuất tốt hơn.


Về vấn đề này, nhà văn Thịnh Tuyết (Sheng Xue, người Canada gốc Hoa) hôm 16/12 dẫn lời ông Lư Sa Dã nói với Epoch Times rằng “Và (ông ấy) cũng cho biết trong tình cảnh khả năng an toàn của vắc-xin Trung Quốc chưa được chứng minh thì việc tiêm vắc-xin như vậy cho những người trẻ tuổi có tự mâu thuẫn không? Đó là động thái liều lĩnh” . Qua đó, bà Thịnh Tuyết nhận định có vẻ nhà chức trách ĐCSTQ không quan tâm gì sinh mạng người dân. Tỷ lệ tiêm chủng của những người trẻ tuổi ở Trung Quốc rất cao vì ĐCSTQ đặc biệt lo ngại nhóm người trẻ tuổi và muốn kiểm soát họ về mọi mặt, vì vậy những người trẻ tuổi là mục tiêu chính trong toàn quá trình kiểm soát dịch bệnh.


“Trong tình hình vắc-xin chưa được minh chứng về độ an toàn, việc tiêm cho người trẻ tuổi trước có nghĩa là họ không quan tâm đến tính mạng của đông đảo dân chúng. Còn vắc-xin là tiêm 2 – 3 mũi và thậm chí là 4 mũi. Chính loại vắc-xin đó đã gây ra thảm cảnh” , bà Thịnh Tuyết nói.


Sau khi đưa lên mạng internet, “ Biên bản đối thoại” của Đại sứ ĐCSTQ tại Pháp đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội ở nước ngoài làm dấy lên tranh luận.


Tháng 7 năm nay, ĐCSTQ đã tuyên bố các nhà lãnh đạo hiện nay của ĐCSTQ đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin COVID-19 và tất cả đều dùng vắc-xin sản xuất trong nước, tuy nhiên họ không công khai hồ sơ tiêm chủng của các quan chức. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu lịch sử Li Yuanhua người Úc gốc Trung Quốc nói với Epoch Times vào ngày 16/12 rằng từ sự kiện ông Lư Sa Dã cho thấy khả năng vắc-xin mà giới lãnh đạo ĐCSTQ dùng thường là vắc-xin nước ngoài.


Gần đây, sau phong trào biểu tình giấy trắng phản đối chính sách ‘Zero COVID’ của ĐCSTQ, chính quyền đã gỡ bỏ phong tỏa tại nhiều tỉnh thành . Theo phản ánh của cộng đồng mạng Trung Quốc, số ca nhiễm COVID-19, số ca khám cảm sốt tăng vọt gây tình trạng quá tải tại các phòng khám và bệnh viện ở nhiều tỉnh thành . Tại Bắc Kinh còn có thông tin những hàng xe dài chở thi thể xếp hàng tại các lò hỏa thiêu và nhà xác cũng hết chỗ chứa . Điều này càng làm dấy lên nghi vấn về hiệu quả vắc-xin nội địa của Trung Quốc.


Mộc Vệ (t/h)

Thực trạng số người chết vì COVID-19 tăng đột biến tại Bắc Kinh Gần đây, trong bối cảnh COVID-19 bùng phát dường như khiến số người chết tại Bắc Kinh – Trung Quốc tăng đột biến.

Chia sẻ Facebook