Đại sứ Marc Knapper: 'Việt Nam luôn chiếm vị trí độc nhất trong trái tim tôi'

Chia sẻ Facebook
09/04/2022 11:25:31

Trả lời phỏng vấn độc quyền với Tuổi Trẻ, tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Evans Knapper cho biết ông muốn để lại di sản tại Việt Nam và sẽ nỗ lực hết sức để nâng tầm quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Tân Đại sứ Mỹ Marc Evans Knapper trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 11-2, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Ông là đại sứ Mỹ thứ 8 tại Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Có một thông tin ít ai biết là 4 thế hệ gia đình của Đại sứ Knapper đã sống ở Việt Nam.


"Bà tôi từng sống ở Sài Gòn vào những năm 1960. Vì vậy nếu tính bà tôi, bố tôi, tôi và con trai tôi, thì gia đình tôi đã có 4 thế hệ sống ở Việt Nam. Và hiển nhiên vì những lý do đó, Việt Nam luôn chiếm một vị trí độc nhất và rất đặc biệt trong trái tim tôi", Đại sứ Knapper chia sẻ trong cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho Tuổi Trẻ tại nhà riêng ở Hà Nội hôm 18-2.

Tôi có cảm xúc rất đặc biệt khi quay trở lại Việt Nam trong thời điểm cận Tết. Nó khiến chúng tôi nhớ lại những kỳ nghỉ Tết trước đây và giúp gia đình tôi làm quen lại với cuộc sống ở Việt Nam.

Chúng tôi có cơ hội khám phá thành phố, quay trở lại Tây Hồ, nơi gia đình chúng tôi từng sinh sống. Chúng tôi cảm thấy mọi thứ rất thân quen ở nhiều khía cạnh. Các con đường vẫn trông như cũ song thêm nhiều quán cà phê, nhà hàng và tòa nhà mọc lên trong hơn 15 năm qua.

Nhiều người kể với tôi Việt Nam đã phát triển rất nhiều trong 15 năm qua, song việc tận mắt chứng kiến sự thay đổi của đất nước này khiến tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc. Dù vậy, có một điều không thay đổi trong 15 năm qua chính là sự hiếu khách nồng ấm của người Việt.

Tôi nghĩ tất cả nhà ngoại giao Mỹ đều ước mơ trở thành đại sứ. Do đó, tôi cảm thấy rất tự hào khi có cơ hội trở thành đại sứ tại Việt Nam. Có nhiều yếu tố ý nghĩa về mặt cá nhân lẫn công việc với tôi khi trở thành đại sứ Mỹ tại Việt Nam vì tôi từng làm việc ở Hà Nội (PV - tham tán chính trị Đại sứ quán Mỹ từ năm 2004-2007), cha tôi từng ở đây (PV - cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam), tầm quan trọng của Việt Nam với Mỹ, và lợi ích của nước Mỹ.

Cả hai đều nói với tôi rằng làm đại sứ tại Việt Nam chắc chắn sẽ là điểm nhấn trong sự nghiệp ngoại giao của tôi vì đó cũng đã là thành tựu nổi bật của họ. Họ cũng kể làm việc với các đối tác trong Chính phủ Việt Nam rất thoải mái bởi quan hệ hai nước ngày càng khắng khít, do đó hai bên có thể chia sẻ thẳng thắn với nhau.

(Cười). Tôi không cảm thấy áp lực nào. Tôi chỉ cảm thấy một khát vọng mạnh mẽ khi nhận nhiệm vụ này và động lực để tiếp tục cải thiện quan hệ với Việt Nam. Đó là suy nghĩ của bất kỳ nhà ngoại giao nào đang phục vụ nước Mỹ ở nước ngoài.

Chúng tôi luôn muốn khi kết thúc nhiệm kỳ thì quan hệ với quốc gia đó tốt hơn so với khi chúng tôi mới đến. Chúng tôi muốn để lại di sản và tôi hy vọng di sản của tôi ở Việt Nam là một mối quan hệ song phương phát triển tốt hơn so với lúc tôi mới đến.

Đại sứ Marc E. Knapper gửi lời chào tới người dân Việt Nam - Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Trong lời tuyên thệ trước Thượng viện cũng như bài phát biểu tại phiên điều trần, tôi bị hạn chế thời gian phát biểu, chỉ 5-6 phút. Nếu không bị hạn chế về thời gian, tôi có thể nói hàng giờ về quan hệ Mỹ - Việt.

Hai nước có rất nhiều lĩnh vực có thể hợp tác cùng nhau, trong đó có khí hậu. Việc Việt Nam cam kết giảm phát thải carbon về mức bằng 0 vào năm 2050 tại COP26 là một bước đi mạnh mẽ cho thế giới thấy cam kết của Việt Nam và Mỹ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về vấn đề này.

Chúng tôi cũng muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về năng lượng tái tạo bởi Mỹ có những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Một lĩnh vực quan trọng khác là giao lưu nhân dân. Trước đại dịch, có 30.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ và tôi mong con số này sẽ tăng gấp đôi lên 60.000. Những người trẻ sẽ đóng vai trò xây dựng cầu nối và thúc đẩy sự hiểu biết giữa hai nước.

Y tế là một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và Việt Nam đã hợp tác xuất sắc trong việc thúc đẩy an ninh y tế. Chúng ta cùng hợp tác ngăn HIV, bệnh lao, SARS, và bây giờ là dịch bệnh COVID-19. Tính đến nay, Mỹ đã tặng Việt Nam 24 triệu liều vắc xin COVID-19 cùng các trang thiết bị y tế và hỗ trợ trị giá 31 triệu USD.

Dù tôi không thể tiết lộ nội dung cuộc trò chuyện riêng tư với Đại sứ Ngọc, nhưng tôi có thể khẳng định rằng trong các lĩnh vực như y tế, chúng tôi luôn tìm cách để làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Nó thật sự phi thường. Gần đây, tôi có tham dự một sự kiện do Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tổ chức tại Hà Nội và thảo luận vì sao thương mại song phương tăng từ mức gần như zero lên đến 112,8 tỉ USD. Có hai yếu tố.

Một là, người dân, Chính phủ, và doanh nghiệp hai nước đã làm việc cật lực để tìm ra cơ hội đầu tư, kinh doanh, xây dựng nhà máy, xuất khẩu hàng hóa. Hai là, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và nhu cầu cũng tăng lên.

Ở một vài phương diện nào đó, việc thương mại song phương tăng nhanh là thành tựu phi thường. Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội để đưa nhiều sản phẩm của Mỹ sang Việt Nam. Về đầu tư, chúng tôi sẽ mang nhiều nhà đầu tư Mỹ tới Việt Nam và cũng mong nhìn thấy Việt Nam đầu tư ở Mỹ để tạo thêm việc làm cho người dân chúng tôi.

Dĩ nhiên cũng tồn đọng một số thách thức và chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết thông qua các cuộc đối thoại thân thiện và tôn trọng với phía Việt Nam. Chúng tôi muốn tăng thương mại với Việt Nam nhưng muốn làm điều này theo cách công bằng. Chúng tôi cũng muốn các công ty Mỹ có cơ hội bình đẳng và công bằng như các công ty Việt Nam.

Nếu một mối quan hệ càng thêm khắng khít, thì dĩ nhiên sẽ xuất hiện thêm các va chạm. Ngay cả đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ, chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi về các vấn đề liên quan đến đầu tư và thương mại.

Luôn có thách thức và câu trả lời là chúng ta phải đối thoại một cách tôn trọng và thẳng thắn để giải quyết vấn đề vì sự thịnh vượng của hai nước.

Đây không chỉ là lĩnh vực quan trọng về hợp tác song phương mà còn có ý nghĩa quan trọng với cá nhân tôi vì nó liên quan đến lịch sử gia đình tôi. Ngay từ những ngày đầu, việc hai nước hợp tác giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh đã tạo nền tảng dẫn đến bình thường hóa quan hệ (tháng 7-1995). Đây là cách chúng ta xây dựng niềm tin thông qua việc tạo cơ hội cho sự hiểu biết và hòa giải.

Đó là các nỗ lực tìm người mất tích trong chiến tranh, tẩy độc các địa điểm nhiễm dioxin (hiện đang tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa), Mỹ hỗ trợ những người khuyết tật Việt Nam, và gỡ bỏ bom mìn còn sót lại từ chiến tranh. Chúng tôi rất cảm kích sự hợp tác của Việt Nam trong các lĩnh vực này.

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin công bố Mỹ muốn giúp Việt Nam nhận dạng và tìm kiếm những người Việt mất tích trong chiến tranh. Chúng tôi tin rằng đây là điều quan trọng và đúng đắn phải làm. Chúng tôi tôn trọng sự hy sinh của cả hai phía và nhận thức rằng đây chính là một phần của lịch sử chung của hai quốc gia.

Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực để xây dựng tương lai dựa trên sự hòa giải hiện tại. Hôm 17-2, tại Hà Nội, tôi có tham dự và phát biểu tại hội nghị về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Mỹ cần có trách nhiệm giải quyết các vấn đề này và đây là một điều quan trọng với đất nước tôi.

Tân Đại sứ Mỹ: Người Việt lạc quan và có khả năng lãnh đạo tuyệt vời - Video: NGUYỄN HIỀN

Giống như nhiều cựu binh trong cuộc chiến đó, cha tôi không thường hay nói nhiều về những gì ông đã trải qua, nhưng rõ ràng cuộc chiến đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông và rõ ràng là từ lúc đó, ông rất muốn để trở lại và nhìn thấy đất nước xinh đẹp này một lần nữa, hòa bình, thịnh vượng và thành công.

Và vì vậy khi tôi đến Việt Nam để làm việc tại đại sứ quán vào năm 2004, tôi biết đó là cơ hội để đưa cha tôi đến Việt Nam một lần nữa.

Năm 2004, gia đình tôi đến Việt Nam. Và chỉ sau đó một năm, cha tôi lần đầu tiên trở lại Việt Nam. Thành thật mà nói, ông ấy có một chút lo lắng. Nhưng ông ấy đã quay lại không phải chỉ 1 mà đến 3 lần. Ông cảm thấy hạnh phúc vì được nhìn thấy đất nước này hòa bình và thịnh vượng. Tôi ước gì ông ấy có thể nhìn thấy Việt Nam trong hiện tại.

Cha tôi đã có cơ hội gặp gỡ một số cựu chiến binh Việt Nam. Bạn biết đấy, cuộc trò chuyện giữa những cựu chiến binh (ở hai chiến tuyến), cách họ kết nối với nhau, chỉ có họ mới hiểu rõ ý nghĩa.

Khi cha tôi già đi, ông ấy đã nhìn thế giới một cách khác biệt sau những trải nghiệm của ông ấy ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi nhìn vào những cuộc xung đột khác trên thế giới, ông ấy cảm thấy cần phải tìm kiếm những cách thức để xây dựng hòa bình và hòa giải. Rõ ràng, những gì ông ấy trải qua ở Việt Nam đã tác động đến ông ấy.

Tôi chỉ nói con đường mà Việt Nam đã đi mà cha tôi đã nhìn thấy cách đây 15 năm vẫn đang tiếp tục. Và Việt Nam hiện tại còn an toàn và thịnh vượng hơn bao giờ hết, cũng như hai nước đang nỗ lực xây dựng hòa giải. Tôi nghĩ ông sẽ rất hạnh phúc khi biết được điều này.

Như Tổng thống Barack Obama đã từng nói, Mỹ không có kẻ thù vĩnh viễn. Chúng tôi đã thấy điều này trong suốt lịch sử gần đây, cách chúng tôi hòa giải với Nhật Bản, Đức, cách chúng tôi cố gắng hòa giải với các nước như Iran và Triều Tiên.

Với Việt Nam, chúng ta đã cố gắng rất nhiều và những nỗ lực hòa giải được dẫn dắt bởi những người như cố thượng nghị sĩ John McCain và những người đã tham chiến tại đây.

Và như vậy, chỉ những người từng trải qua các trận chiến mới có thể hiểu được và có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc hòa giải. Vì vậy giữa chúng ta, sau một cuộc xung đột khủng khiếp, cần tìm cách hòa giải và tôn trọng sự hy sinh của mỗi bên.

Đó là một tài liệu thực sự thú vị, thể hiện rõ ràng lợi ích của Mỹ đối với khu vực này. Bản chiến lược có 5 trụ cột: Theo đuổi một khu vực Indo - Pacific tự do và rộng mở; Tăng cường kết nối khu vực: trong đó bao gồm ASEAN, tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN; Làm sâu sắc hơn các hợp tác an ninh; Thúc đẩy thịnh vượng, phát triển kinh tế và cuối cùng là Tăng cường khả năng chống chịu trước những vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch. Những vấn đề này chúng tôi đều đang hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam.

Do đó có thể nhìn nhận tài liệu đó như một chiến lược của Mỹ cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng cũng có thể coi đó là chiến lược về cách Mỹ muốn gắn kết với Việt Nam và hình dung mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam trong tương lai.

Ý tôi là Việt Nam đã được nhắc đến nhiều lần trong tài liệu này, nhưng ngay cả khi không được đề cập đến, vẫn có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Việt Nam đối với Mỹ. Cách Mỹ phát triển quan hệ với Việt Nam cũng là cách phát triển quan hệ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đối với chúng tôi, đó là việc xây dựng một mối quan hệ mà cả hai quốc gia có thể phát triển thịnh vượng, cảm thấy an toàn, tận hưởng hòa bình, và cuối cùng là mục tiêu chung vì một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, và thịnh vượng. Thành công của Việt Nam là thành công của Mỹ và chúng tôi muốn thấy một nền an ninh thành công của Việt Nam.

Tôi nghĩ bạn sẽ tiếp tục thấy Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác đảm bảo quyền tự do hàng hải, tự do hàng không phù hợp luật pháp quốc tế. Và vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hợp pháp trong khu vực này và tiếp tục khuyến khích các nước khác cũng làm như vậy.

Chúng tôi rất tự hào vì chúng tôi đã trao 2 tàu tuần duyên cho Việt Nam và sẽ có những hợp tác tiếp tục trong lĩnh vực đó. Nỗ lực nhằm thúc đẩy một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập, thịnh vượng và có năng lực bảo vệ vùng biển và an ninh hàng hải là rất quan trọng với chúng tôi.

Và vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp Việt Nam có thể thúc đẩy an ninh hàng hải, đồng thời cũng tìm kiếm những cách thức để chúng tôi có thể hợp tác trực tiếp hơn, hoặc hợp tác với các đồng minh của chúng tôi như Nhật Bản hoặc Úc.


Điều quan trọng không phải là những gì chúng tôi chống lại mà là những gì chúng tôi ủng hộ. Cùng với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác như Việt Nam và Ấn Độ, chúng tôi ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Không một quốc gia nào được quyền bắt nạt hoặc ép buộc quốc gia khác.


Chúng tôi ủng hộ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thịnh vượng, an ninh, và hòa bình. Đây là những mục tiêu và lợi ích mà chúng ta có thể đạt được, cũng là mục tiêu và lợi ích mà chúng tôi muốn chia sẻ.

Tôi biết có người cho rằng đây là một chính sách chống Trung Quốc. Nhưng thực tế đây là chính sách ủng hộ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương độc lập và thịnh vượng, mà trong đó tất cả các quốc gia có thể thành công, phát triển thịnh vượng, không bị ép buộc và theo đuổi những con đường mỗi quốc gia tự lựa chọn.

Mục tiêu nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược từng được Phó tổng thống Kamala Harris đề cập trong chuyến thăm Việt Nam (tháng 8-2021). Tôi đã nói ưu tiên này trong buổi điều trần của mình vì tôi nghĩ nó thực sự phản ánh đúng bản chất của mối quan hệ hai nước chúng ta như bây giờ và sẽ còn tiến đến tương lai như vậy.

Trên thực tế, hai nước có nhiều lợi ích và mục tiêu chung. Chúng ta đã phối hợp với nhau trên nhiều lĩnh vực ở cấp độ cao, nên chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng đây là thời điểm thích hợp để nâng tầm mối quan hệ.

Tôi sẽ cố gắng hết sức!

Đại sứ Marc Knapper "thử sức" với thư pháp nhân ngày đầu năm mới - Video: Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Thực hiện: QUỲNH TRUNG - LAN HƯƠNG Thiết kế: HẢI PHI Concept: BẢO SUZU

Thực hiện: QUỲNH TRUNG - LAN HƯƠNG Thiết kế: HẢI PHI Concept: BẢO SUZU

Chia sẻ Facebook