Đài Loan: Gần 1000 người kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5

Chia sẻ Facebook
13/05/2023 09:21:05

Đài Loan: Gần 1000 người kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5

Gần 1.000 học viên Pháp Luân Công từ Vùng đô thị Đài Bắc, Đài Loan đã tập trung tại Quảng trường Tự do của Nhà Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch vào chiều ngày 6/5, để kỷ niệm trước “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” (13/5).

Vào ngày 6/5/2023, gần 1000 học viên Pháp Luân Công từ Vùng đô thị Đài Bắc, Đài Loan, đã tập trung tại Quảng trường Tự do của Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, và kỷ niệm 31 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Ngày 13/5 là ngày sinh của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, và là kỷ niệm 31 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền. Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được truyền ra công chúng tại Trung Quốc Đại Lục vào năm 1992, đến nay môn tu luyện này đã được truyền bá rộng rãi đến 114 quốc gia và khu vực trên thế giới. Người tu Pháp Luân Công thực hiện nguyên tắc ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ trong cuộc sống hàng ngày.

Epoch Times

“Các học viên Pháp Luân Công của chúng tôi trên khắp thế giới, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công Đài Loan, rất biết ơn Sư phụ. Vì vậy, vào đầu năm 2000, các nhóm Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã cùng nhau quyết định chọn ngày 13/5 là ‘Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới’, đồng thời tổ chức các hoạt động vào ngày này để kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, và để cho thế giới thấy vẻ đẹp của Đại Pháp.”

“Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”

“Nhìn thấy rất nhiều học viên, bao gồm cả bản thân tôi, được thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần, tôi cảm thấy rằng Sư phụ thật vĩ đại. Chúng tôi kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và chúng tôi hy vọng có thể truyền đi thông điệp tốt nhất để nói với thế giới về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời, chúc mừng Sư phụ sinh nhật vui vẻ.”


Bà Lâm Chỉ Hoa, phó giám đốc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Đại học Quốc gia Đông Hoa, nói rằng bà đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân khi còn học trung học cơ sở và thấy rất có đạo lý nên bắt đầu tu luyện. Mỗi lần đọc cuốn sách, bà đều có lĩnh ngộ mới. Sự thay đổi sau khi tu luyện, đó là biết nghĩ cho người khác, có thể nghĩ đến người khác nhiều hơn và cố gắng không quá hung hăng khi nói chuyện. Bà hy vọng mọi người trên thế giới có thể tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công, không nên nghe những tuyên bố sai lầm của người khác chỉ vì thành kiến, ​​hoặc tin vào những lời đồn đại.

“Khi tôi học Pháp, tôi đã học cách duy trì một trái tim từ bi và thiện lương. Ví dụ, khi ở công ty gặp phải một cuộc gọi phàn nàn của khách hàng, hoặc gặp mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, khi rất khó giữ vững được tâm tính, thì cần nhớ rằng mình là một người tu luyện, và tự nhiên bạn sẽ không tính toán so đo những chuyện đó với người khác nữa.”

Tại hiện trường có gần 1000 học viên Pháp Luân Công đang biểu diễn 5 bài công pháp chậm rãi và đẹp, người dân đi qua đã lấy điện thoại ra để ghi hình và cũng tán đồng với nguyên lý ‘Chân – Thiện – Nhẫn’.

Gần 1000 học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan đang luyện bài công pháp số 5 thiền định của Pháp Luân Công. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Người dân Đài Loan tham quan tranh ảnh kỷ niệm 31 năm Pháp Luân Công được hồng truyền ra công chúng. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Đội nhạc Thiên Quốc của Pháp Luân Công. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Tiết mục biểu diễn trống lưng. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Một tiết mục biểu diễn trống của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Tiết mục biểu diễn trống mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Các học viên Pháp Luân Công Đài Loan đang ngồi bài công pháp số 5 thiền định. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Bài thiền định của Pháp Luân Công. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)

Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công pháp số 2, phía trước là 3 chữ ‘Chân – Thiện – Nhẫn’. (Ảnh: Lin Shijie / Epoch Times)


Trí Đạt (theo Epoch Times)

Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công? Vì sao chỉ có Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công suốt 19 năm qua? Phải chăng chính quyền này lo sợ điều gì?

Chia sẻ Facebook