Đại diện quỹ Dariu: “Khoảng cách kỹ năng số giữa nông thôn và thành thị ngày càng bị nới rộng”
“Nhưng khoảng cách kỹ năng số giữa nông thôn và thành thị ngày càng bị nới rộng. Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 37% thiết bị máy tính đáp ứng yêu cầu học tập của các trường học, trong đó tỷ lệ thiếu hụt ở cấp tiểu học là hơn 54%”, ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Quỹ Dariu chia sẻ tại sự kiện mới đây.
Công nghệ đã và đang góp phần làm thay đổi rất nhanh nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế xã hội, và mọi người ngày càng cần được trang bị nhiều hơn kỹ năng số để tồn tại và phát triển thành công trong thế giới số.
Được biết, Việt Nam đang chuyển đổi rất nhanh trong cuộc cách mạng 4.0, và lan rộng trong tất cả lĩnh vực từ kinh tế đến giáo dục. Đặc biệt, chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự bùng nổ trong tương lai đang là bài toán được quan tâm không chỉ bởi chính quyền mà cả các nhà đầu tư ngoại.
Đơn cử, đầu quý 2/2022, Tập đoàn Qualcomm đã cùng Quỹ Dariu thành lập Vietnam Forward, nhằm mục đích nâng cao kỹ năng số và tăng cường khả năng của thanh thiếu niên về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Trong đó, quỹ Dariu là một tổ chức phi chính phủ được thành lập tại Thụy Sĩ vào năm 2002, chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007.
Ghi nhận tích cực mới đây, có 7 dự án phần mềm do học sinh Việt Nam thực hiện lọt vào vòng Chung kết cuộc thi Coolest Project Malaysia 2022; kể tên có D-Home, Mô hình trang trại thông minh, Thuyền gom rác trên sông…
Dù vậy, theo các chuyên gia, Việt Nam cần đưa ra mục tiêu cụ thể và chính sách rõ ràng trong công cuộc chuyển đổi số. Bởi, nhìn ở góc độ rộng hơn, số hóa phụ thuộc nhiều vào các chính sách quốc gia.
Thực tế, chuyển đổi số đã sớm là chủ trương trọng tâm của Chính phủ. Theo kế hoạch đến năm 2030, Việt nam sẽ hoàn thành xây dựng Chính phủ số: Đây là một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa được Bộ Chính trị ban hành.
Nghị quyết nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2025 duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu Asean. Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm.
Dưới góc độ các doanh nghiệp và các khoản đầu tư chảy vào Việt Nam từ Mỹ, bà Susan Burns - Tân Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp.HCM cũng chia sẻ, sản phẩm xuấu khẩu hàng đầu của Mỹ vào Việt Nam chính là khả năng đổi mới sáng tạo. Vì vậy, tạo dựng một bối cảnh kinh doanh lành mạnh và thân thiện với nguồn đầu tư trực tiếp từ nước là nền tảng vững chắc để phát triển mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
"Mỹ đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế số. Chúng tôi đang ủng hộ các chính sách thân thiện với FDI, cũng như kết nối các doanh nghiệp với chính phủ Việt Nam",