Đại biểu Quốc hội nêu yếu tố quan trọng giúp 'đường về nhà của phạm nhân ngắn lại'
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng nếu không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm, dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm rất lớn,
Sáng 3-6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Phát biểu góp ý đại biểu Nguyễn Thị Thủy, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (đoàn Bắc Kạn) đã phân tích thêm sự cần thiết ban hành nghị quyết này.
Theo bà Thủy rất cần thiết phải tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, bởi đây là việc làm không chỉ cần thiết đối với việc cải tạo phạm nhân mà còn rất cần thiết cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này.
Bà dẫn chứng theo thống kê trong số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù có tới 67% mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2, cá biệt có 4,7% không biết chữ 54 %, trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do.
Nữ đại biểu này cho hay vì lý do bất khả kháng, nhiều trại giam đã không tổ chức tốt việc lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
Bên cạnh đó, thời gian qua phương án thu hút các doanh nghiệp để tạo việc làm cho phạm nhân ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp đã được đặt ra nhưng chỉ thực hiện được ở một số trại còn các trại ở vùng sâu, xa, khó khăn không thực hiện được.
Cạnh đó theo bà Thủy cũng có những ý kiến e ngại là việc tổ chức cho phạm nhân lao động học tập, học nghề tại ngoài trại giam thì có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn.
"Do đó cần thiết để Bộ Công an triển khai một cách chặt chẽ nếu được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên không vì e ngại mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân được cải tạo thông qua lao động", bà chỉ rõ.
Phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp nói thêm một trong những chính sách rất nhân văn đối với phạm nhân đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Theo đó, phạm nhân chỉ cần chấp hành được 1 phần 2 thời hạn tù có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác có thể được tha tù sớm để tự cải tạo xã hội.
"Do đó việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam cũng cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm", bà Thủy nêu thêm.
Đại biểu Phạm Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) cho rằng việc thí điểm thực hiện nghị quyết này đó là kết hợp lao động giáo dục nhằm cảm hóa, giúp đỡ phạm nhân yên tâm cải tạo, cố gắng lao động, học tập để sửa đổi lỗi lầm, trở thành người cối tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm tội sau khi chấp hành án.
Theo bà việc Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành thí điểm mô hình này sẽ tạo hành lang pháp lý, huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công tác thi hành án hình sự là phù hợp với định hướng cải cách tư pháp của Đảng, nhà nước.
Bà Thu đề nghị cân nhắc đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên lao động hướng nghiệp và học nghề ngoài trại.
Phát biểu tranh luận về nội dung liên quan trả tiền công cho phạm nhân khi tham gia lao động ngoài trại giam, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho biết t rong dự thảo nghị quyết và b áo cáo giải trình của Chính phủ cũng nêu rõ về quy định kết quả lao động học nghề phạm nhân ngoài trại giam được sử dụng như đối với kết quả lao động học nghề của phạm nhân trong trại giam.
Tuy nhiên ông An nói cần thiết thống nhất việc chi trả công lao động cho phạm nhân khi tham gia lao động ngoài trại giam song cần xem xét trả ở mức độ nào?.
"Quy định trả một phần như dự thảo nghị quyết đã hợp lý hay chưa và việc chi trả một phần này được hiểu như thế nào cũng cần phải làm rõ", ông An nêu.
Theo dự thảo nghị quyết, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc 11 nhóm như phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc...
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng cần làm rõ Công ty Việt Á là ai và tại sao lại có quyền lực chi phối, sức ảnh hưởng lớn như vậy. Ông cũng đặt vấn đề còn bao nhiêu Việt Á đã và đang len lỏi sâu trong các ngành khác.