Da nhân tạo cảm nhận được đau đớn
Trong 1 thập kỷ qua, công nghệ robot đã có những bước tiến đáng kinh ngạc.
Những robot giống người di chuyển ngày càng uyển chuyển, có thể quan sát và tự đưa ra phản ứng trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong một bước tiến mới nhất, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra một loại da diện tử hoàn toàn mới, có thể cảm nhận đau đớn và khiến robot ngày càng giống người hơn.
Nhăn mặt tức giận, mếu máo buồn bã. Các nhà khoa học tại Italy đang chuẩn bị thử nghiệm tính năng cảm nhận mới có mẫu robot có hình dạng giống người.
Robot có lớp da silicon với bàn tay tương đối giống con người. Tuy nhiên, để làn da thực sự cảm nhận được như da người thì chúng cần nâng cấp.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow (Anh) đã phát triển loại da nhân tạo mà có thể cảm nhận và phản ứng khi cảm thấy đau đớn. Họ đã thử nghiệm chọc một mũi nhọn vào cánh tay robot. Robot lập tức rụt tay lại.
Để tạo ra một làn da điện tử tương tự như da người, các nhà nghiên cứu đã in một mạng lưới gồm 168 cảm biến tiếp hợp được làm từ dây nano oxit kẽm trực tiếp lên bề mặt nhựa dẻo. Mục đích là để bắt chước cách thức hoạt động của các tế bào thần kinh cảm giác trong cơ thể con người, để học và ghi nhớ cảm giác đau.
"Trên lớp da robot là những cảm biến. Robot đo được lực bạn đang ấn vào da của chúng có là mạnh hay yếu và chúng đưa ra phản ứng lùi lại tương ứng".
Hệ thống da điện tử mới có khả năng tăng tốc xử lý khi chịu lực tác động giúp chúng phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với hệ thông da trước đây. Và vì thế robot cũng giống người hơn.
"Sự phát triển của dạng da điện tử mới này dựa trên sự học hỏi từ các kích thích bên ngoài. Da điện tử thông minh có khả năng học tập ở cấp độ phần cứng, tăng tốc đáng kể quá trình phản hồi bằng với sự kích thích"
Trong tương lai, nghiên cứu này có thể là cơ sở cho một loại da điện tử tiên tiến hơn cho phép robot có khả năng khám phá và tương tác với thế giới theo cách hoàn toàn mới hoặc chế tạo chân tay giả có khả năng đạt mức độ nhạy cảm gần như con người.
Robot có hình dạng dê núi, là sản phẩm được tập đoàn Kawasaki (Nhật Bản) phát triển với mục đích hỗ trợ di chuyển vật nặng trong các ngành nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.