Cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân qua đời do ung thư máu, suy đa tạng
Cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân qua đời do ung thư máu, suy đa tạng
Giao diện website của Tân Hoa xã đã chuyển sang màu xám sau thông tin ông Giang Trạch Dân qua đời.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là người được biết đến rộng rãi với vai trò chủ chốt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999.
Chân dung cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân
Cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân sinh ngày 17/8/1926 tại Giang Tô. Theo sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, ông này và bố đẻ của mình là ông Giang Thế Tuấn từng làm Hán gian cho Nhật Bản.
Vào năm 17 tuổi, khi chiến tranh chống phát-xít trên toàn thế giới đang diễn ra ác liệt, Giang Trạch Dân quyết định theo đuổi việc học lên cao hơn vào năm 1942 tại Đại học Trung ương, một trường đại học của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh dưới quyền kiểm soát của quân Nhật.
Để lọt được vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã bịa đặt rằng được người chú là Giang Thượng Thanh, người đã ra nhập ĐCSTQ từ trẻ và sau đó bị bọn cướp bắn chết, nhận làm con nuôi và nuôi dưỡng. Nhờ bịa đặt lý lịch gia đình, ông này mới có thể được thăng chức từ một cán bộ cấp thấp lên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử chỉ trong vòng có mấy năm.
Trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông Giang đã hết sức nịnh bợ những người lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ.
Khi Giang Trạch Dân đi Liên Xô du học, tình báo Liên Xô đã điều tra hồ sơ và phát hiện ông từng làm Hán gian, sau đó nhờ nắm được điểm yếu về những mối quan hệ bất chính với phụ nữ Nga của ông Giang nên đã ép ông phải làm Đặc vụ cho Cục Viễn đông của Liên Xô.
Từ khi cả Nga và Trung Quốc bắt đầu việc khảo sát biên giới chung năm 1991, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn công nhận kết quả xâm lược Trung Quốc của Nga Hoàng và Liên-xô cũ, và hoàn toàn chấp thuận tất cả những hiệp ước giữa Trung Quốc và Nga kể từ sau Hiệp ước Aigun. Lãnh thổ Trung Quốc khoảng hơn một triệu cây số vuông vì thế mà đã bị Giang vĩnh viễn để mất.
Ngày 9 và 10/12/1999, Giang Trạch Dân đã ký với Tổng thống Nga Boris Yeltsin “Nghị định thư về Giới tuyến đông – tây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga”, theo đó đã nhượng hơn 1 triệu km2 lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
Ngày 16/7/2001, Giang Trạch Dân lại ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin – Moscow “Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung”, theo đó thừa nhận vùng Vladivostok và khu viễn đông bên cạnh không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chấp nhận Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền các khóa trước của ĐCSTQ đều không thừa nhận.
Đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công
Tại Trung Quốc, Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992, đến năm 1996 theo thống kê của nhà nước đã có hơn 70 triệu người theo tập. Người tập Pháp Luân Công luyện 5 bài khí công mỗi ngày và sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Sáng sáng tại các công viên hoặc sân bãi của nhà xưởng, hàng ngàn người cùng nhau luyện Pháp Luân Công. Thành phần tham gia đa dạng từ bình dân đến thượng tầng, từ nông dân, tiểu thương, học sinh, sinh viên, doanh nhân, viên chức nhà nước đang còn tại vị và đã về hưu, cho đến các lãnh đạo cấp cao trong đảng cũng tập Pháp Luân Công.
Tại thời điểm đó ở Trung Quốc chỉ có Pháp Luân Công là có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến toàn xã hội. Phong trào luyện khí công đã lan rộng từ dân thường cho đến chính phủ. Tên tuổi của Pháp Luân Công và người sáng lập là ông Lý Hồng Chí được ca ngợi và lưu truyền khắp nơi bởi hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu và giúp nâng cao đạo đức xã hội.
Thời ấy, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về môn khí công này cùng những lợi ích mang lại thay vì phải ngợi ca người lãnh đạo cao nhất trong ĐCSTQ. Thêm nữa, số người theo tập Pháp Luân Công đã vượt xa số đảng viên ĐCSTQ khiến sự đố kỵ của ông Giang Trạch Dân dâng cao đến mụ mẫm đầu óc. Lúc này ông Giang mới nhận ra rằng, suốt 10 năm kể từ nắm quyền nhờ đàn áp Thiên An Môn, tên tuổi của ông không được đánh bóng bởi bất kỳ một cuộc vận động nào khác.
Mặt khác, đối với các lãnh đạo độc tài, việc người dân quá tin theo một tín ngưỡng nào đó cũng là điều đáng lo ngại vì họ không thể khống chế đầu não của những người có đức tin. Một điều căn bản nữa là, nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn mà Pháp Luân Công theo đuổi đi ngược lại với lý tưởng chính trị của ĐCSTQ.
Như vậy có 4 lý do chính khiến ông Giang Trạch Dân quyết định đàn áp Pháp Luân Công:
Nỗi sợ hãi của nhà độc tài có đầu óc hoang tưởng trước sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công;
Tâm đố kỵ to lớn của chính nhà độc tài đó trước việc Pháp Luân Công được quần chúng yêu thích;
Sự xung đột cố hữu giữa lý tưởng chính trị độc ác của chế độ và thứ hoàn toàn trái ngược với nó — các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công;
Bản chất của chế độ ĐCSTQ, đó là để duy trì sự tồn tại của chính nó thì cứ định kỳ phải gán nhãn cho một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân là “kẻ thù giai cấp” để “đấu tranh” chống lại họ.
Để bắt các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đồng ý loại bỏ Pháp Luân Công, Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia thời bấy giờ là Tăng Khánh Hồng cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các điệp viên ở Mỹ. Những thông tin giả này nhằm vu khống Pháp Luân Công “làm chính trị”.
Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610 . Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật.
Các chiến lược chính của Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng những ai theo Pháp Luân Công, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.
Những người này bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn họ bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng của người tu Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.
Để kích động lòng thù hận của dân chúng với Pháp Luân Công, ông Giang đã ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001, trong đó những người không phải là người tu Pháp Luân Công giả dạng và tự thiêu. Tin tức về việc này được lan truyền ra khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc với một tốc độ chưa từng có. Vụ việc đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp.
Huy động tới 1/4 ngân sách GDP để đàn áp Pháp Luân Công & Tội ác mổ cắp nội tạng.
Trong những ngày đầu, Giang Trạch Dân đã huy động tới 1/4 ngân sách GDP của Trung Quốc để đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng 05/2003, ngân sách “để duy trì ổn định” được công bố là khoảng hơn 111 tỷ USD, thậm chí vượt cả ngân sách quân sự (khoảng 106 tỷ USD).
Số tiền khổng lồ này được sử dụng cho bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, các lực lượng quân đội, cảnh sát tham gia vào cuộc đàn áp. Số tiền này cũng phục vụ hệ thống tuyên truyền bôi nhọ của phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng Internet, hệ thống giáo dục mà đưa ra thông tin một chiều vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công và người sáng lập. Số tiền này cũng dùng để trả thưởng cho những ai tố giác người tu Pháp Luân Công trong cả nước.
Ngoài ra, nó còn được dùng để mua chuộc các kênh truyền thông quốc tế ở nước ngoài và gây sức ép kinh tế lên các quốc gia, các tập đoàn lớn, để không quốc gia nào, không một kênh truyền thông quốc tế lớn nào lên tiếng dù biết sự thật về cuộc đàn áp tại Trung Quốc. Đó là lý do mà những quốc gia vẫn được cho là mẫu mực nhất về nhân quyền, nhưng trước những hợp đồng kinh tế lớn với Trung Quốc, trong suốt một thời gian dài đã chọn cách im lặng trước cuộc đàn áp Pháp Luân Công hoặc đăng tin một chiều thuận theo vu khống của truyền thông Trung Quốc Đại Lục.
Ngày 19/5/2016, Tổ chức Thế giới Điều tra về bức hại Pháp Luân Công đã công bố một báo cáo dài hơn 210.000 chữ chứng minh có kho nội tạng sống khổng lồ ở Trung Quốc mà nguồn gốc chủ yếu là từ người tu Pháp Luân Công. Đây được cho là kết quả điều tra trong 10 năm thu thập chứng cứ, theo dõi 865 bệnh viện có hoạt động cấy ghép và hơn 9.500 bác sĩ làm nghề này, kiểm tra thông tin từ các báo cáo luận văn, kho số liệu trên các trang mạng của bệnh viện và gọi hơn 2.000 cuộc điện thoại ghi âm làm chứng.
Khoảng 1,5 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc giết để lấy nội tạng, chủ yếu trong số đó là những người tu Pháp Luân Công. Đây là kết quả điều tra mới được công bố hôm 22/6 của ba nhân sỹ tiên phong trong nỗ lực phơi bày tội ác diệt chủng tại Trung Quốc, bao gồm cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, nhà báo điều tra Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền David Matas.
Bị truy tố ở nước ngoài
Trong thời kỳ đầu của cuộc trấn áp, ông Giang đã hò hét rằng sẽ “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”, nhưng bản thân ông và ĐCSTQ không ngờ rằng dù cho không sử dụng hình thức bạo động, mà chỉ bằng nỗ lực đi nói rõ sự thật với thế giới, Pháp Luân Công không những vẫn sống, vẫn tồn tại mà còn phát triển rộng khắp ra toàn thế giới, kể cả ở Việt Nam.
Cuối năm 2009, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ra quyết định truy tố các bị can Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính vì các tội tra tấn và diệt chủng đối với người tu Pháp Luân Công.
Ngày 6/2/2012, ông Vương Lập Quân, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh đã xông vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô giao cho Chính phủ Mỹ một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong ĐCSTQ, mà phần lớn là tài liệu về vấn đề Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật vạch trần bức màn đen mổ lấy nội tạng sống người tu Pháp Luân Công.
Sau đó, hãng thông tấn Hoa Kỳ Washington Free Beacon đã trích lời một quan chức Mỹ, rằng ông Vương Lập Quân đã nói với quan chức lãnh sự quán Mỹ về âm mưu chính biến đoạt quyền Tập Cận Bình của ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Tạp chí Phượng Hoàng (Hồng Kông) số tháng 1/2015 tiết lộ, đồng minh trong âm mưu chính biến của Bạc chính là ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) cũng đưa tin, sau sự kiện chính biến ngày 19/3 thất bại, ông Giang Trạch Dân đã điện cho ông Hồ Cẩm Đào nhờ giúp đỡ cho ông Chu Vĩnh Khang.
Trong những năm gần đây, phe cánh ông Giang đã dần yếu thế. Nhiều tay chân của ông tham gia chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã bị xét xử với tội danh ‘hình thức’ là tham nhũng, như cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, kiêm Trưởng Phòng 610, Lý Đông Sinh, và cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ Chính trị Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng…
Bằng nỗ lực kháng nghị ôn hòa để phản bức hại và đòi quyền tự do tu luyện không mệt mỏi của những người tu Pháp Luân Công trên toàn thế giới, Hạ viện Mỹ năm 2016 đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm trong đó có của người tu Pháp Luân Công, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công vốn đã kéo dài hơn 20 năm qua.
Trong phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu tháng 9/2016, Chủ tịch Nghị viện ông Schulz đã chính thức công bố Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua: kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, bao gồm việc tiến hành điều tra độc lập ngay lập tức.
Tại Trung Quốc, từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2019, đã có 209.908 người tập Pháp Luân Công và người nhà của họ kiện Giang tội bức hại Pháp Luân Công lên Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc.
Lê Vy (tổng hợp)
20 năm Bắc Kinh đàn áp Pháp Luân Công: Người theo tập vẫn kiên định
Đến nay đã được 20 năm, mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công, nhưng Pháp Luân Công vẫn được phổ biến đến hơn 100 quốc gia trên thế…