Cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp

Chia sẻ Facebook
25/06/2022 02:14:52

Cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 vừa được chính thức phát động. Có chủ đề “Smart up for life”, cuộc thi hướng tới các sản phẩm ứng dụng có khả năng khởi nghiệp phục vụ cho cuộc sống như giao thông, giáo dục, môi trường, nông nghiệp, y tế…

Sáng tạo trẻ 2022 là cuộc thi do Đại học Bách khoa chủ trì, phối hợp với các tổ chức và doanh nghiệp và các trường đại học khối kỹ thuật tổ chức. Đây là cuộc thi được tổ chức thường niên để tạo môi trường hỗ trợ học tập, nghiên cứu thông qua trải nghiệm sáng tạo của người học tại các trường đại học.

Cuộc thi cũng hướng tới thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống; tạo diễn đàn chia sẻ, hỗ trợ và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo giữa các trường đại học, doanh nghiệp và xã hội.

Cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 hướng tới thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật tạo ra các sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.

Lễ phát động cuộc thi Sáng tạo trẻ 2022 chủ đề “Smart Up for Life” (Sáng tạo vì Cuộc sống) vừa diễn ra sáng ngày 24/6, trong khuôn khổ hội nghị Tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội năm học 2021 – 2022.

Phó Giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, chủ trương của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là lấy sáng tạo làm nền tảng của khởi nghiệp, sử dụng nghiên cứu và sáng tạo làm động lực cho việc học sâu và học chủ động, tiếp tục phát huy các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo các sản phẩm hữu ích, gắn trực tiếp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Ban tổ chức cuộc thi hướng các sinh viên nghiên cứu khoa học không chỉ trên hồ sơ mà còn khuyến khích các em có những trải nghiệm như một doanh nghiệp: Có thuyết trình, marketing, tính toán chi phí, khấu hao sản phẩm, tính toán lỗ - lãi khi kinh doanh…

Trong chặng đường của cuộc thi kéo dài trên 6 tháng, Ban tổ chức sẽ tiến hành các hoạt động đào tạo, hướng dẫn cho các đội thi từ giai đoạn viết ý tưởng đến hoàn thiện đề án, triển khai đề án với sự hỗ trợ nhiệt tình từ các diễn giả có uy tín về sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời, các nhóm sẽ được hỗ trợ kỹ thuật từ các mentor từ các trường đại học, các trung tâm khởi nghiệp.

Cùng ngày 24/6, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổng kết chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên nhà trường trong năm học 2021 - 2022. Từ ngày 14/6 đến ngày 24/6, hơn 900 sinh viên đã tham gia chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học với 300 công trình khoa học đa dạng các đề tài như áp dụng AI để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, hay các ứng dụng liên quan y tế, nông nghiệp, môi trường…

Tham dự hội nghị tổng kết, các đại biểu đã có cơ hội “mục sở thị” các sản phẩm nghiên cứu đặc sắc.

Theo PGS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm nay phong phú về nội dung, bám sát các vấn đề thời sự, đồng thời bám sát các trục nghiên cứu chính của nhà trường.

Các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học từ rất sớm, với số lượng sinh viên khóa dưới chiếm gần 40%. Chất lượng khoa học và ứng dụng được phát triển đồng đều, thể hiện ở số lượng công bố chất lượng cao tăng lên trên 50% và số lượng sản phẩm thực tế giữ ổn định ở mức 70-80 sản phẩm trên toàn 22 phân ban.

Các hội đồng từ 22 phân ban đã lựa chọn 22 đề tài giải Nhất, 22 giải Nhì, 22 giải Ba. Đại học Bách khoa Hà Nội chọn gửi 12 đề tài xuất sắc trong các lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ, Y Dược, Nông nghiệp; đáp ứng yêu cầu đã công bố hoặc được ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 1 năm theo quy định của Bộ GD&ĐT tham dự sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Câu chuyện đằng sau bức ảnh thiên tài Albert Einstein

icon 0

Một khoảnh khắc tại bữa tiệc sinh nhật vô tình trở thành bức ảnh huyền thoại suốt hàng chục năm của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.

Hành trình 30 năm Vedan: Tin tưởng giá trị cốt lõi, hướng tới tương lai tươi sáng hơn

icon 0

30 năm xây dựng và phát triển với những thành tựu đáng tự hào, Vedan xin gửi lời tri ân đến Nhà nước, Quý đối tác, đội ngũ nhân viên, và người tiêu dùng Việt Nam.

Tìm thấy 2 siêu Trái Đất nằm rất gần Hệ Mặt Trờiicon0Các hành tinh vừa được phát hiện có kích thước lớn hơn 1,2-1,5 lần, khối lượng gấp 2-3 lần so với Trái Đất.

Sự thật về tin đồn Trung Quốc phát hiện dấu hiệu người ngoài hành tinhicon0Các nhà khoa học khẳng định tín hiệu đáng ngờ không đến từ người ngoài hành tinh mà chỉ đơn thuần là do nhiễu sóng vô tuyến.

Trung Quốc tìm thấy dấu hiệu của nước trên mặt trăng

icon 0

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy dấu hiệu của nước trong các mẫu đất lấy từ đồng bằng dung nham trên Mặt Trăng, điều này giúp họ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của nước - một băn khoăn lớn cho việc khám phá Mặt Trăng trong tương lai.

NASA mất 2 vệ tinh do tên lửa phóng thất bạiicon0Hợp tác với công ty vũ trụ tư nhân để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên NASA đã mất tổng cộng 6 vệ tinh sau 2 lần phóng tên lửa thất bại.

Gần 800 sinh viên Bách khoa Hà Nội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo

icon 0

Từ ngày 14/6 đến ngày 24/6, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia một loạt các hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo, góp phần khơi nguồn tinh thần nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp ở sinh viên.

Phát hiện hố đen trôi dạt trong không gian icon 0

Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra một hố đen di chuyển tự do trong không gian, nhờ vào phương pháp thấu kính hấp dẫn.

Nhiều tỷ phú đang 'đốt tiền' vào công nghệ này, nhưng Elon Musk lại thờ ơ

icon 0

Nhiều tỷ phú giàu có đang đầu tư những khoản tiền không nhỏ để nghiên cứu công nghệ chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ, nhưng Elon Musk lại không mấy mặn mà với công nghệ này. Lý do vì sao?

NASA phát hiện tảng đá có hình dáng kỳ lạ trên Sao Hỏa

icon 0

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại hình ảnh tảng đá có hình dáng như 'chiếc gai' xoắn và nhô lên khỏi bề mặt Sao Hỏa.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook