Cuộc thảm sát 3 thế hệ của Giang Trạch Dân là lời cảnh báo cho tương lai

Chia sẻ Facebook
01/06/2023 16:57:28

Đã 34 năm trôi qua kể từ khi Giang Trạch Dân giết người tập thể.

Đã 34 năm trôi qua kể từ khi Giang Trạch Dân giết người tập thể. Ông ta đã chết nhưng mệnh lệnh tà ác của ông ta vẫn đang giết người, gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc và cả thế giới. Đến nay, thế giới vẫn chưa truy cứu trách nhiệm về tội ác của ông ta.

(Ảnh ghép ông Giang Trạch Dân và Sự kiện Lục Tứ)


Đã 3 thế hệ trôi qua. Ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), nhà sử học ở Hoa Kỳ, người từng viết bài “Nội tình cuộc thanh trừng đẫm máu ở Thiên An Môn”, là một nhân chứng của sự kiện ngày 6/4/1989.

Ông nói rằng vụ thảm sát tập thể của Giang Trạch Dân có thể bắt nguồn từ năm 1989. Giang Trạch Dân là một trong những người ra quyết định, hạ lệnh và tham gia vào vụ thảm sát ngày 4/6. Ông ta đã tham gia vào những cuộc đàn áp ở Bắc Kinh trước vụ thảm sát Thiên An Môn.


Sự kiện ngày 4/6 là thực tế, không phải là lịch sử; không giống với cách nói “bình phản” (trả lại sự công bằng) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sự đàn áp của đảng này đối với các nhóm tín ngưỡng vẫn chưa dừng lại. Các nhà hoạt động dân chủ từng trải qua vụ thảm sát 4/6 vẫn đang tiếp tục đấu tranh.


Danh tính và thân nhân của những nạn nhân trong vụ Thảm sát Thiên An Môn vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Những thân nhân còn sống vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Người ra quyết định, người ra lệnh, và người thực hiện vụ thảm sát này cũng chưa bị trừng trị trước pháp luật.


Ngày 19/4/1989, tờ “World Economic Herald” mở một chuyên mục để tang ông Hồ Diệu Bang, người vừa mới qua đời khi đó. Lúc bấy giờ, ông đã bị thanh trừng bởi Giang Trạch Dân, Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Ông Vạn Lý (Wan Li), Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khi đó, bị quản thúc tại gia ở Thượng Hải. Họ buộc ông phải đồng ý đàn áp sinh viên bằng bạo lực.

Tháng 5 năm đó, Giang mặc định được đề cử làm Tổng Bí thư mới của ĐCSTQ, và tham dự cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương. Cuối tháng 5, trước khi đại quân tiến vào thành phố, Giang Trạch Dân đã bắt đầu xem xét các tài liệu ở Bắc Kinh với tư cách là tổng bí thư mới.

Khi quân đội quét qua đại lộ Trường An và quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3/6, dưới sự bảo vệ của các vệ sĩ, Giang Trạch Dân đeo kính quan sát từ tòa nhà đối diện bằng ống nhòm, như thể ông ta là một chỉ huy.

Sau khi phong trào sinh viên bị đàn áp, Giang Trạch Dân đã ra lệnh tính sổ trong cả nước, bắt giữ các thủ lĩnh sinh viên. Những người tham gia và ủng hộ phong trào sinh viên trên toàn quốc đều bị điều tra, phỏng vấn, theo dõi, bắt giữ và kết án.

Giang ra lệnh cho tất cả các đơn vị điều tra những người chống lại cuộc đàn áp, khuyến khích tố cáo, vạch trần họ, và thanh trừng từng người một. Giang Trạch Dân đã theo dõi và kiểm soát Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) và gia đình ông, đồng thời trực tiếp tấn công những người tưởng niệm Triệu Tử Dương.

10 năm sau, Giang Trạch Dân đã bắt chước phương thức tung tin đồn về vụ thảm sát ngày 4/6/1989, và biến nó thành một cuộc bạo động phản cách mạng. Ông ta cũng dùng thủ đoạn tương tự như với Pháp Luân Công, vu khống các sinh viên là côn đồ thảm sát.


Cuối năm 2001, bắt chước phương thức đốt xe quân sự do cảnh sát vũ trang chỉ đạo, Giang dàn dựng vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn , nhằm vu khống, kích động thù hận và tăng cường thảm sát các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc.


Tháng 6/2014, “Next Magazine” của Hồng Kông tìm kiếm hồ sơ mật của Nhà Trắng năm đó và phát hiện ra rằng Washington đã biết về các tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải thông qua những người cung cấp thông tin trong lực lượng thiết quân luật Trung Quốc, và ước tính có tới 40.000 người đã thiệt mạng và bị thương trong ngày 4/6, trong đó 10.454 người thiệt mạng.

Đến nay, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, và hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù. Rất khó để thống kê những người đã bị tra tấn đến chết hoặc thậm chí bị mổ sống cướp nội tạng. Hơn nữa, nhiều người trong số họ còn là sinh viên.

Năm 1997, Tống Xương Quang, đang theo học ngành Khoa Kỹ thuật Truyền thông của Đại học Bưu chính Viễn thông Trường Xuân, đã bị bắt cóc 3 lần và bị cưỡng bức lao động 2 lần.

Anh bị tra tấn bằng cách đánh đập, sốc điện bằng dùi cui, phạt đứng và lao động khổ sai… Tống Xương Quang bị bức hại đến chết vào ngày 12/11/2003.

Khó có thể đếm hết số sinh viên đã chết như vậy, từ sinh viên đại học đến học sinh mẫu giáo. Thậm chí vô số những đứa trẻ mới 2, 3 tuổi đã phải bơ vơ vì cha mẹ bị bắt đi giữa đêm khuya.

Có thể nói rằng 2 cuộc thảm sát tập thể và các chiến dịch đàn áp khác nhau của ĐCSTQ trong 34 năm qua đều do Giang Trạch Dân gây ra. Trong đó có vụ chống dẫn độ ở Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng, và hiện giờ là bạo loạn do phá hủy các thánh đường ở Vân Nam.

TQ: Xung đột giữa giáo dân và chính quyền vì cưỡng chế phá dỡ 600 mái vòm nhà thờ

Nếu không có những hành động hại nước hại dân của Giang Trạch Dân, thì lịch sử đã phát triển theo một chiều hướng khác tốt đẹp hơn. Đến nay, vì Giang Trạch Dân đã ra quyết định, ra lệnh và tham gia vào những vụ đàn áp gieo rắc tai họa cho Trung Quốc, khiến ĐCSTQ đã ở vào thế cưỡi trên lưng cọp, đâm lao thì phải theo lao.

Những người dân Trung Quốc lương thiện và vô tội, ôm giữ hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn, đã phải chịu đựng vô số lần sợ hãi và trốn chạy. Họ không làm hại ai, không vi phạm pháp luật, nhưng lại bị giết hại rất dã man.

Tuy nhiên, những tên tội phạm thực sự lại được tôn vinh là những kẻ khôn ngoan và tiên phong. Trong nhiều thập kỷ, họ ngồi trên ghế cao, chỉ huy và tận hưởng cuộc sống cực kỳ giàu có.

Ngày nay, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Lý Bằng, những người ra quyết định, ra lệnh, biết về vụ thảm sát ngày 4/6 đều đã bị Trời xử tử.

Tuy nhiên, khi chúng ta (‘Những bà mẹ Thiên An Môn’ và thế hệ cũ đã trải qua vụ thảm sát ngày 4/6/1989) nhớ lại tia lửa của những viên đạn lóe lên trên đại lộ Trường An xé toạc không khí ấy, khi chúng ta lại nghe thấy tiếng xương máu của những sinh viên 19 tuổi bị nghiền nát dưới gầm xe tăng, khi chúng ta lại nhìn thấy cảnh máu tươi lênh láng trên quảng trường Thiên An Môn, khi chúng ta nghĩ đến cảnh các học viên Pháp Luân Công bị đẩy vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, chúng ta không có lý do gì để không nói với thế giới rằng nếu không chấm dứt bạo lực của ĐCSTQ, thì Trung Quốc cũng như thế giới sẽ kết thúc trong thảm họa tiếp theo do ĐCSTQ tạo ra.


(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times .)

Di sản tiêu cực của Giang Trạch Dân Giang Trạch Dân là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, thực sự nắm quyền ở Trung Quốc hơn 20 năm và để lại một di sản tiêu cực to lớn.

Chia sẻ Facebook