Cuộc nổi loạn của giới trẻ Đại Lục từ “nằm ườn” đến “4 không”
Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, tỷ lệ thất nghiệp của những người trẻ tuổi càng trở nên nhạy cảm hơn về mặt chính trị. Họ chỉ có thể bày tỏ sự bất mãn của mình bằng cách “nằm ườn”, “phó mặc” và “4 không”.
Cuộc sống của những người trẻ tuổi vốn nên là tràn trề nhiệt huyết và đầy màu sắc. Nhưng tại Trung Quốc Đại Lục, giới lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hy sinh sự phát triển kinh tế, khiến áp lực sinh tồn của giới trẻ ngày càng tăng. Họ chỉ có thể bày tỏ sự bất mãn của mình bằng cách “nằm ườn”, “phó mặc” và “4 không” (không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà và không sinh con).
Dưới góc nhìn của những người trẻ tuổi, trong thời đại như vậy, hôn nhân và con cái không phải là hạnh phúc mà là gánh nặng của cuộc sống.
Một khoản thế chấp cho một căn nhà ở thành phố hạng nhất và hạng hai ở Trung Quốc cũng đủ để khiến một thanh niên suốt đời trở thành “nô lệ của căn nhà” . Chế độ làm việc 996 (9h sáng đi làm, 9h tối tan ca, tuần làm 6 ngày) bất tận chiếm gần như toàn bộ thời gian rảnh rỗi của họ.
Một thực tế phũ phàng là dù cố gắng đến đâu, giới trẻ cũng không thể thoát khỏi sự bấp bênh do hoàn cảnh hiện tại mang lại, dường như số phận không bao giờ nằm trong tay họ.
Một số cư dân mạng viết: “Xem những bộ phim thanh xuân tươi trẻ của Âu Mỹ, tôi cảm thấy tuổi trẻ của mình thực sự vô giá trị. Tôi cứ tự hỏi mình đang sống để làm gì. Thật tê tái!”
Trong bài hát “They – Họ”, ca sĩ dân gian Đại Lục Lý Chí đã hát rằng:
“Họ chỉ bên trái, họ chỉ bên phải, họ có biệt thự cả đời;
Chúng ta không được nói, chúng ta không được làm,
Cuộc sống của chúng ta thật tươi đẹp;
Chúng ta không sinh chuyện, chúng ta không treo cổ,
Như vậy vẫn bị coi là không tử tế.”
Anh Cao đến từ Thâm Quyến, 36 tuổi, vẫn chưa lập gia đình, nói với The Epoch Times rằng trong vài năm qua, các cô dì chú bác luôn nhắc nhở anh về chuyện kết hôn.
Anh giải thích: “Không phải người trẻ muốn làm thế. Môi trường chung là như vậy, không phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân của bạn. Ví dụ, trước đây tôi gặp cặp vợ chồng có thu nhập cao, mua nhà mấy triệu tệ (1 triệu tệ là hơn 3,2 tỷ VNĐ). Họ có một thu nhập ổn định để trả nợ thế chấp, cuộc sống cũng khá tốt. Nhưng bây giờ môi trường xấu đi, công việc cũng mất, ngân hàng bèn cắt tiền cho vay mua nhà. Tất cả các khoản thanh toán vài năm trước đều mất hết, họ không còn gì cả, huống hồ là những người như chúng tôi.”
Theo dữ liệu do Bộ Dân chính Trung Quốc công bố vào tháng 6, số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn ở Trung Quốc Đại Lục là 6,833 triệu vào năm ngoái, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1986.
Tính đến năm 2022, số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã giảm mạnh trong 6 năm liên tiếp. Năm 2022 số trẻ sơ sinh đã giảm xuống mức thấp mới trong 60 năm, chỉ còn 9,56 triệu, dự kiến năm nay có thể không vượt quá 8 triệu.
Ủy ban thành phố Quảng Châu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc bị nghi ngờ đã lưu hành trên Internet một văn bản có tiêu đề có tiêu đề: “Hiện nay, hiện tượng ‘Thanh niên 4 không’ ở thành phố ta đang có chiều hướng gia tăng. Đề nghị cần có nhiều biện pháp tăng cường xây dựng thành phố hướng tới thanh niên”.
Trong cuộc khảo sát đặc biệt về “Tình trạng phát triển của thanh niên Quảng Châu” do Ủy ban Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc thành phố Quảng Châu thực hiện, 15.501 câu hỏi hợp lệ đã được thu thập, trong đó 1.215 là sinh viên đại học và thanh niên đang đi làm phù hợp với các đặc điểm “4 không” .
Văn bản nhấn mạnh, phải chuyển hiện tượng “4 không” thành “4 phải” (phải yêu, phải kết hôn, phải mua nhà và phải sinh con).
Nhiều bình luận của cư dân mạng tỏ ra tiêu cực và mỉa mai:
“Rau hẹ (có thể thu hoạch nhiều lần) không sinh sôi nữa thì phải bón phân nhiều hơn.”
“Những người không có con và không có điểm yếu không dễ quản lý, có điểm yếu rất dễ đối phó.”
Khảo sát: Quảng Châu có 10% “thanh niên 4 không”
Ông Lưu, người phụ trách một phòng bi-a ở Quảng Đông, nói với The Epoch Times rằng: “Khi kết hôn và sinh con, bạn sẽ bị người khác bắt làm nô lệ. Những người trẻ còn ít tuổi, lại không giỏi ăn nói, nhưng trong lòng họ biết rất rõ, họ chính là nô lệ, là rau hẹ (để người khác thu hoạch, trục lợi). Họ không muốn làm việc, không muốn kết hôn và sinh con. Họ không làm gì cả, họ hiểu rất rõ.”
Chọn nằm ngửa, thanh niên Trung Quốc từ chối cuộc sống kiểu đua chuột
Lâm Chu (bút danh), cựu phóng viên của một tờ báo ở Trung Quốc Đại Lục, nói với The Epoch Times : “Nền kinh tế Trung Quốc hiện đã suy thoái, đặc biệt là vấn đề việc làm của những người trẻ tuổi rất nghiêm trọng, muốn nỗ lực cũng không thể. Đây là thực tế cuộc sống ở Trung Quốc, rất đáng buồn. Thanh niên ‘4 không’ là một biểu hiện của việc ‘nằm ườn’. Tâm lý này đã thay đổi thái độ sống trước đây, vì vậy họ sẽ không làm gì cả, chỉ nằm ườn.”
Trong ảnh tốt nghiệp của một số sinh viên năm nay, các tân khoa không còn tươi cười, hãnh diện giơ tấm bằng tốt nghiệp, cũng không tung mũ lên trời, mà thay vào đó là đủ các tư thế “phó mặc”, “nằm ườn”.
Từ “nằm ngửa” đến “mặc kệ”, giới trẻ TQ cam chịu tầm thường dưới áp lực cuộc sống
Một bài đăng được lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc Đại Lục viết: Trước đây bạn kiếm được 20.000 nhân dân tệ (~ 64,5 triệu VNĐ) mỗi tháng, phải vay nợ 30 năm cũng không đủ tiền mua một căn hộ hai phòng ngủ ở một thành phố hạng hai. Kinh tế của gia đình rất mong manh, cả gia đình 3 người đều kỳ vọng vào kỳ thi tuyển sinh đại học của con và bất động sản.
Bây giờ kiếm được 20.000 tệ một tháng, nếu thay đổi lối sống của mình, bạn sẽ thấy rằng 20.000 tệ là một số tiền rất lớn. Nếu tiêu hết số tiền đó hàng tháng, bạn sẽ có thể tăng chỉ số hạnh phúc của mình. Chỉ cần bạn hiểu rõ 3 điều kiện tiên quyết chính là “không mua nhà, không kết hôn và không sinh con”.
Embed from Getty Images
Một nam thanh niên đang bán hàng rong trên đường phố Bắc Kinh. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)
Giới trẻ Trung Quốc không nhìn thấy hy vọng
Hoàng Kim Thu, một nhà truyền thông cấp cao của Trung Quốc Đại Lục, nói với The Epoch Times rằng lợi ích của cải cách và mở cửa trong quá khứ đã biến mất. Nhưng nhiều chính sách hiện nay lại muốn quay trở lại thời đại kinh tế kế hoạch hóa của Mao Trạch Đông, nên nhiều người trẻ tuổi không thể nhìn thấy hy vọng.
“Môi trường hiện tại là vốn nước ngoài và các công ty nước ngoài đang rút lui. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng không tốt lắm. Châu Âu cũng muốn tách khỏi Trung Quốc. Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và nhiều người giàu có đang chạy đến Hoa Kỳ. Nhiều người trẻ tuổi và tầng lớp trung lưu cũng đang tìm đến Hoa Kỳ. Toàn bộ môi trường xã hội không mấy lạc quan.”
“Trong thể chế hiện tại, mua nhà giống như làm nô lệ cho căn nhà vậy. Nếu bạn có con, nói thẳng ra, cũng giống như sinh ra một đám rau hẹ làm con tin. Vì vậy, nhiều người trẻ dứt khoát chọn cách nằm ườn và sống cuộc sống của mình. Môi trường chung đã tạo ra tâm lý này của giới trẻ, họ cảm thấy bất lực không thể thay đổi hiện trạng này.”
“Trong hoàn cảnh như vậy, giới trẻ cảm thấy rằng dù có nỗ lực phấn đấu cũng chỉ có thể trở thành rau hẹ (bị người khác thu hoạch), có phấn đấu thì cũng chỉ như một mỏ người, cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy họ chọn cách nằm ườn.” Hoàng Kim Thu nói.
[VIDEO] Cận cảnh cuộc sống trong ống cống của thanh niên thất nghiệp ở Đông Quản, TQ
Quý Phong, một nhà bình luận chính trị ở Bắc Kinh, nói với The Epoch Times: “Ngày nay không có thanh niên nào muốn chấn hưng gia tộc, chấn hưng Trung Hoa, chấn hưng thứ này thứ khác. Chỉ có một số rất ít người bị tẩy não. Nếu hỏi nhỏ những người trẻ tuổi, thì đại đa số mọi người sẽ nói với bạn rằng họ đã tuyệt vọng trước thời đại. Họ không còn nhìn thấy hy vọng, không có hy vọng chính là tuyệt vọng. Thế hệ này, có thể là 2, 3 thế hệ nữa cũng không có giải pháp gì.”
“ĐCSTQ vẫn cai trị, thì vẫn sẽ tiếp tục tồi tệ như vậy. Hiện giờ chỉ cần nhắc tới điều tồi tệ nhất, mọi người sẽ đều nói đến đảng viên và cán bộ. Sau một thời đại và một chế độ đã thành ra thế này, thì làm sao người khác có thể tin tưởng được đây?”
Không có hy vọng, một thế hệ thanh niên Trung Quốc có nguy cơ trầm cảm cao
Quý Phong nói rằng nhiều người bạn nghệ sĩ của anh ấy ở Tống Trang, Bắc Kinh thậm chí còn không thể nổi trả tiền thuê nhà. Vì vậy họ liên tiếp chuyển đến Yên Giao, Hà Bắc. Vì tranh vẽ ra không bán được, kinh tế hễ bấp bênh, thì người ta không mang tiền đi mua tranh nữa, nên (họa sĩ) sống không nổi, và họ phải rời đi.
Lâm Chu nói: “Trong bóng tối này, chúng ta hãy tiếp tục gắng gượng một thời gian nữa, xem liệu có thể nhìn thấy một tia hy vọng nào hay không. Nhưng nếu mọi người vẫn nhìn nó từ góc độ lịch sử và quan điểm chính trị kiểu sách giáo khoa trước đây, thì điều này sẽ diễn ra tương đối chậm.
Nhưng có những người thực sự có khả năng tư duy độc lập. Họ có thể thường xuyên vượt tường lửa Internet, nhìn thấy thông tin bên ngoài, tiếp nhận nhiều thông tin hơn, có nhận định riêng, có thể suy ngẫm đúng về lịch sử, tôi tin họ sẽ tiếp tục.”
“Không biết liệu có tia hy vọng như vậy không. Dù sao, nhiều người ở Trung Quốc vẫn đang chờ đợi.” Anh nói.
Mới đây, Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ đã công bố tỷ lệ thất nghiệp thành thị được khảo sát. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 16 -24 tuổi đạt 20,4%, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 2018.
Điều này có nghĩa là cứ 5 thanh niên thì có 1 người thất nghiệp vì đang học nên không có việc làm. Đây là mức tăng trưởng gấp nhiều lần so với mức 10,1% vào tháng 4/2018. Hơn nữa, dữ liệu của giới chức vẫn luôn bị nghi ngờ chưa phản ánh hết tình hình thực tế.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của Trung Quốc đã đạt đến ngưỡng rất cao. Các chuyên gia cho rằng chính quyền Trung Quốc thiếu giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Hiện ĐCSTQ vô cùng lo lắng vấn nạn thất nghiệp sẽ biến thành vấn đề chính trị.
Bình Minh (t/h)
Lương cao gấp 3 lần trong nước, thanh niên Trung Quốc đổ xô sang châu Phi tìm lối thoát Suy thoái kinh tế và khó khăn về việc làm ở Trung Quốc Đại Lục đã khiến nhiều thanh niên phải tới Châu Phi kiếm sống.