Cuộc di cư lên "miền đất hứa" TMĐT của tiểu thương Hà Nội
Chỉ trong vòng một thập kỷ, cuộc sống của các tiểu thương Hà Nội đã trải qua cuộc cách mạng lớn, nhờ sự xuất hiện của TMĐT.
Từ cửa hàng "mặt phố" đến kinh doanh trên TMĐT
Hà Nội vốn nổi tiếng với "36 phố phường", điều này không những ý chỉ về điều kiện giao thương sầm uất từ sớm của vùng đất thủ đô, mà còn ngầm mô tả phong cách buôn phố, bán phường ở đây. Từng mét đất trong nội đô được ví với từng tấc bạc, tấc vàng. Thế nhưng, với những khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng, cạnh tranh về giá cùng xu hướng mua sắm online đang ngày càng phát triển, cuộc đua "mặt tiền" của giới tiểu thương cũng có những thay đổi lớn. Từ thói quen lâu đời mua bán tại mặt phố, họ dần chuyển sang kinh doanh trên sàn TMĐT để duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh doanh.
Có thể nói, sự ra đời của các sàn TMĐT đã đẩy nhanh tốc độ ganh đua của "thương trường" online. Tuy mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2003, chỉ sau chưa đầy 20 năm, doanh thu của ngành TMĐT vào năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ, chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước, theo thống kê của Bộ Công thương. Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng cho thấy, so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, thị trường TMĐT tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc trên 20% trong năm 2021 bất chấp đại dịch, trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Theo đó, xu hướng lên sàn của các tiểu thương, hộ kinh doanh truyền thống, đặc biệt là khu vực phí Bắc được dự đoán tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.
TMĐT – "Mảnh đất hứa" của tiểu thương Hà Thành
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 cũng cho thấy, chỉ số về giao dịch B2C (Business to Consumer – Giao dịch từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng) tại Hà Nội đang đứng thứ 2 với 82,4 điểm, chỉ kém 0,9 điểm so với vị trí đầu bảng. Hà Nội hiện cũng triển khai kế hoạch phát triển TMĐT trong năm 2022 với mục tiêu, doanh số TMĐT B2C chiếm 11% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cùng với đó là gia tăng tỷ lệ dân số thành phố tham gia mua sắm điện tử đạt khoảng 50%.
Chị Vũ Hồng là CEO & Fouder Ova Group – đơn vị sở hữu thương hiệu cốc nguyệt san Ovacup tại Hà Nội. Thời điểm ra mắt thị trường vào năm 2017, chị Hồng chủ yếu phân phối sản phẩm qua các đại lý, nhà thuốc truyền thống. Tuy nhiên đến năm 2020, chị nhanh chóng nhập cuộc "số hóa", bán hàng trên TMĐT.
"Hơn 2 năm trước, tôi bắt đầu nghiên cứu và tiếp cận với TMĐT. Thời điểm ấy, đông đảo người tiêu dùng đã biết đến kênh TMĐT và có thói quen mua hàng trên đó. Sàn TMĐT đóng vai trò như người trọng tài, đảm bảo quyền lợi của cả nhà bán hàng và người tiêu dùng. Nhà bán hàng như tôi được làm việc trực tiếp với người dùng cuối, từ đó có thể hiểu, chăm sóc và giữ chân khách hàng tốt hơn. Với tôi, đó là tài sản vô giá. Với mục tiêu giúp khách hàng có thêm kênh mua sắm uy tín, an toàn, tôi nhanh chóng đưa ra quyết định Ova cần phải phát triển kinh doanh trên Lazada", chị Hồng tâm sự.
Như bao tiểu thương khác, quá trình tiếp cận mô hình kinh doanh mới luôn ẩn chứa khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, chị Hồng chia sẻ đội ngũ Lazada luôn tận tình hướng dẫn chị từ khâu mở gian hàng, bày trí sản phẩm đến tư vấn bán hàng. "Đó là những quyền lợi rất lớn mà những cửa hàng truyền thống chưa có được. Do vậy mà giai đoạn bỡ ngỡ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, đội ngũ của tôi đã nhanh chóng vận hành trơn tru, dễ dàng".
Chị Hồng và các tiểu thương khác còn được Lazada hỗ trợ các dịch vụ giao hàng, kết nối với khách hàng toàn quốc. Cùng với việc thường xuyên tham gia các Lễ hội mua sắm, chương trình khuyến mãi cũng như livestream bán hàng trên LazLive – kênh livestream của Lazada, doanh thu của Ovacup có thời điểm tăng trưởng phi mã gấp 10-20 lần.
Được biết, LazLive đang triển khai giải pháp Livestream O2O (online to offline), giúp các tiểu thương truyền thống dễ dàng tiếp cận hình thức livestream ngay tại cửa hàng bằng điện thoại của mình. Giải pháp này hỗ trợ tiểu thương kết nối nhanh chóng, hiệu quả hơn với khách hàng thông qua các hình thức trải nghiệm mua sắm thực tế, dùng thử, cho phép người xem quan sát, hình dung chân thật về sản phẩm. Voucher, ưu đãi độc quyền từ Lazada và nhà bán hàng cũng là phần không thể thiếu trong các chương trình livestream, góp phần mang lại trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí, tối ưu tỷ lệ chốt đơn qua kênh này.
Chị Hồng chia sẻ: "Lazada là nền tảng quy tụ rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước. Chính vì vậy, những người bán hàng như tôi sẽ giảm thiểu được nguồn đầu tư, không phải đi tìm kiếm khách hàng nữa, chỉ cần sản phẩm của mình tốt và nắm bắt được công cụ tiếp cận phù hợp là được. Đánh giá trên Lazada cũng rất công khai, minh bạch. Do đó, việc mở rộng kinh doanh lên sàn TMĐT là cơ hội và cũng là điều tất yếu mà các tiểu thương như tôi cần phải nắm bắt".
Có thể thấy, TMĐT đã chứng minh được vị thế với những lợi ích mà nó đem lại. Đánh giá về sự phát triển của thị trường TMĐT tại Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, đại diện của Lazada bày tỏ: "Miền Bắc, đặc biệt Hà Nội, là một trong những thị trường lớn mà Lazada đã, đang và luôn quan tâm phát triển. Các tiểu thương ở đây rất cởi mở và nhanh nhạy với các mô hình kinh doanh hiện đại, trong đó nổi bật là TMĐT".
Để hỗ trợ các nhà bán hàng miền Bắc, Lazada đã phát triển Học viện Lazada – cho phép cộng đồng nhà bán hàng kết nối, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các chuyên gia. Đồng thời, đại diện sàn cũng cho biết sẽ đẩy mạnh sáng tạo chương trình mới, công cụ độc đáo nhằm hỗ trợ tiểu thương và thu hút người dùng tại khu vực này. Bên cạnh đó, Lazada còn đầu tư lớn vào việc phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng logistics, cụ thể sàn này dự kiến sẽ xây dựng thêm một trung tâm phân loại hàng hóa tại Hà Nội với tổng diện tích khoảng 20.000 m2 cùng dây chuyền tự động hóa hiện đại.
Nhìn vào những hoạt động gần đây của Lazada, không khó để nhận ra sàn TMĐT này đang mạnh mẽ đầu tư vào thị trường Hà Nội và khu vực phía Bắc. Việc này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh doanh đột phá, từng bước đưa TMĐT trở thành "miền đất hứa" đúng nghĩa cho giới thương nhân thủ đô.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế