Cúng rằm tháng 7 năm 2023 vào ngày nào tốt nhất?

Chia sẻ Facebook
18/08/2023 02:46:06

Cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ tâm linh quan trọng của người Việt, được thực hiện để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và cầu nguyện cho các vong linh được siêu thoát. Theo lịch âm, rằm tháng 7 năm 2023 sẽ rơi vào ngày thứ tư, ngày 30/8/2023.


Cúng ngày rằm vào ngày nào tốt?

Rằm tháng 7 năm 2023 nhằm ngày thứ tư, ngày 30/8/2023 dương lịch. (Tức ngày Canh Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Mão).

Theo quan niệm dân gian, cúng rằm tháng 7 có thể diễn ra từ ngày 17/8 đến ngày 30/8 (tức mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch). Ngày cúng rằm tháng 7 đẹp nhất được xem là ngày 28/8 (tức 13/7 âm lịch), trong ngày này có thể thuận lợi cầu tài, xuất hành và đạt được nhiều may mắn.


Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)


Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?

Cúng rằm tháng 7 có thể chia làm ba lễ: cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi nghi lễ cúng có những ngày giờ và cách thức khác nhau. Để biết được cụ thể cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng cô hồn tháng 7 là ngày nào, giờ nào, sau đây là một số gợi ý cho bạn:


Cúng thần linh: Đây là việc cúng Phật, Bồ tát, các vị Thánh Thần trong Phật giáo và các đạo khác. Cúng thần linh có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm (15/7 âm lịch). Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa, từ 10 giờ đến 12 giờ.


Cúng gia tiên: Đây là việc cúng tổ tiên, cha mẹ và các bậc sinh thành của mình. Cúng gia tiên nên được làm vào ngày 13/7 âm lịch, đây là ngày Đường Phong, tốt cho xuất hành, cầu tài, mọi điều như ý, quý nhân phù trợ. Cúng gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10 giờ đến 12 giờ là hợp lý nhất. Đây là giờ hoàng đạo, ít ma quỷ xuất hiện hơn, gia tiên sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc.


Cúng chúng sinh (cô hồn): Đây là việc cúng cho những vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng. Cúng chúng sinh nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Lý do là vì các cô hồn thường sợ ánh sáng, bắt đầu cúng khi tắt nắng thì họ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng.

Lưu ý, khi cúng chúng sinh vào rằm tháng 7, phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa. Dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 15/7 âm lịch vì sau thời gian đó cửa địa ngục đóng lại. Do đó, cúng chúng sinh rằm tháng 7 vào ngày nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng gia đình, miễn là trước thời gian trên là được.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cúng thần tài ngày rằm tháng 7 thì việc cúng thần tài có thể được thực hiện ở công ty, cửa hàng hoặc nhà riêng. Cũng giống như cúng thần linh và gia tiên, cúng thần tài nên được thực hiện vào ban ngày, từ 10 giờ đến 12 giờ là tốt nhất.


Cách cúng rằm tháng 7 và mâm lễ cúng rằm tháng 7

Thông thường, cúng rằm tháng 7 sẽ có 3 lễ khác biệt gồm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn.


Lễ cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo thì rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày này. Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng 7 sẽ thường có các món ăn chay như sau:

- Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen...

- Giò, chả chay.

- Nem chay hoặc nem nấm.

- Canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay.

- Cải thìa sốt nấm hương.

- Đậu hũ non sốt nấm.


Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà (lễ cúng gia tiên)

Tùy theo các gia đình mà mâm lễ cúng gia tiên có thể là chay hoặc mặn nhưng đa số người dân sẽ làm cỗ mặn. Và cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà có thể cúng các món ăn khác nhau để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.

Bên cạnh các món ăn mặn thì bạn có thể chuẩn bị hương hoa, trà quả, nến, vàng mã cùng những đồ vật dành cho người cõi âm được làm tượng trưng bằng giấy như quần áo, giày dép...


Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời (lễ cúng cô hồn)

Mâm cúng cô hồn (cúng chúng sinh) là thể hiện lòng từ bi của người trần đối với những linh hồn vất vưởng, lai vãng ở cõi trần không có nơi nương tựa. Lễ cúng này thường được đặt ngoài trời, trước cửa mỗi gia đình vào chiều tối. Đặc biệt, mâm cúng chúng sinh sẽ không có món mặn (món ăn mặn sẽ khơi dậy lòng tham của những vong hồn) mà chỉ có các món chay, hoa quả, kẹo bánh, ví dụ như:

- 5 loại hoa quả theo mùa

- Các loại bánh kẹo: Bim bim, bánh gạo, kẹo, thạch, bỏng ngô, bỏng gạo...;

- 12 bát con cháo trắng nấu loãng

- Quần áo chúng sinh bằng giấy

- Tiền vàng; Nước lọc.

- 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.

- 1 đĩa gạo.

- 1 đĩa muối trắng.

- 12 cục đường thẻ.

Khi kết thúc lễ cúng chúng sinh, gạo và muối sẽ được tung ra 2 bên cổng nhà còn vàng mã sẽ được hóa (đốt cháy). Ở một số địa phương (ví dụ như miền Nam), các gia đình còn thường thực hiện tục 'giật cô hồn' với quan niệm càng có nhiều người tới giật thì sẽ càng có nhiều lộc.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Chia sẻ Facebook