Cung nữ hầu hạ hoàng đế buổi đêm: Đáng sợ hơn làm việc nặng, được thị tẩm cũng nơm nớp lo
Tại sao cung nữ thời phong kiến rất sợ phải hầu hạ hoàng thượng trong đêm? Bắt nguồn từ 2 nguyên nhân sau đây.
Ngày nay, nhiều người cho rằng thức đêm để làm việc là một nỗi ám ảnh khủng khiếp thì cung nữ thời phong kiến cũng không ngoại lệ. Họ rất sợ phải phục vụ hoàng đế vào buổi đêm, thậm chí còn sợ hãi hơn cả khi phải làm những công việc nặng nhọc. Nguyên nhân là gì?
Ám ảnh khi phải hầu hạ chủ tử dùng bữa
Một trong số những công việc cung nữ không nguyện ý làm đó là hầu hạ chủ tử dùng bữa. Không giống như người bình thường, bữa cơm của hoàng thượng và các phi tần vô cùng cầu kì. Một bữa có tới mấy chục món ăn khác nhau được bày ra. Hơn nữa, bữa tối của các chủ tử cần được chú trọng nên cung nữ hầu hạ vào thời điểm này càng phải hết sức cẩn thận.
Khi hầu hạ chủ tử dùng bữa, họ phải đặc biệt chú ý và phải ghi nhớ đặc điểm của từng món ăn như: món nào dễ gây ợ hơi, xì hơi, đầy bụng, nóng trong người… Ngoài ra, họ còn cần lưu ý không được để chủ tử ăn quá no, món nào không được phép dâng lên nhiều…
nếu như chủ tử sau khi dùng bữa bị đau bụng, hay khó chịu trong người thì cung nữ và thái giám phục vụ chắc chắn phải chịu trừng phạt.
Làm việc nặng còn hơn hầu hạ hoàng thượng buổi đêm
Nhiều người cho rằng, cung nữ hầu hạ hoàng thượng ban đêm là một cơ hội tốt để đổi đời. Nếu may mắn được hoàng đế để mắt tới, họ sẽ dễ dàng thoát khỏi kiếp nô bộc . Tuy nhiên đây được coi là một trong những công việc khiến các cung nữ sợ hãi và ái ngại nhất. Nguyên nhân không phải vì trực đêm mệt nhọc mà xuất phát từ chính hoàng thượng.
Khi hoàng thượng ngủ hay thị tẩm phi tần trong đêm, cung nữ phải xếp hàng ngay ngắn đợi ở phía ngoài. Lúc này họ phải căng tai căng mắt để lắng nghe động tĩnh bên trong, không được lơ là dù chỉ một giây nếu không sẽ đối diện với kết cục bi thảm. Trong đêm có lúc hoàng thượng sẽ cần họ lấy nước uống, hầu hạ đi vệ sinh, giải quyết các vấn đề phát sinh… Vì thế nếu họ không kịp thời đáp ứng, nhẹ thì bị phủ Nội Vụ khiển trách, trừ lương bổng, nặng hơn có thể khiến hoàng thượng nổi giận e là đến cái mạng nhỏ cũng khó giữ nổi.
Trong trường hợp, khi hầu hạ hoàng thượng, cung nữ thực sự may mắn được vua để ý tới thì lúc này họ chẳng khác gì đang chơi một ván bài cá cược bằng cuộc đời mình. Tại sao có cung nữ một bước lên cành cao, còn người khác thì bi thảm khốn cùng sau khi được vua thị tẩm?
Kết cục bi thảm bắt nguồn từ thân phận thấp hèn
Cung nữ khi trực đêm phải đối diện với nhiều nỗi sợ, đặc biệt là khi được hoàng thượng sủng hạnh. Nếu như vô tình được hoàng thượng để mắt tới họ sẽ có hai kết cục, một là đổi đời, hai là cuộc sống sau này thê thảm tột cùng. Bởi sau khi được hoàng thượng thị tẩm không phải vị cung nữ nào cũng có số phận may mắn trở thành phi tần.
Cung nữ, thái giám là những người có thân phận thấp nhất trong cung, họ được tuyển chọn vào cung để hầu hạ, phục dịch cho chủ tử. Trong quá trình làm việc, họ thường xuyên phải chịu sự ức hiếp của các chủ tử, đặc biệt khi làm sai họ thường bị trừng phạt nghiêm khắc.
Được hoàng đế thị tẩm, một số ít cung nữ "hóa phượng hoàng" sau một đêm nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Một phần là do cung nữ trong cung có cả nghìn người, hơn nữa số cung nữ hầu hạ hoàng thượng nhiều vô kể. Hoàng thượng là người sẽ đưa ra quyết định cuối sau khi thị tẩm các cung nữ.
Nếu hoàng đế chỉ muốn vui trong chốc lát thì sau khi thị tẩm ngài sẽ ban lệnh cho uống thuốc tránh thai vàt thường sẽ không tìm tới cung nữ đó nữa.
Có thể thấy, phim ảnh không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác thực tế; chẳng có cung nữ nào có thể dễ dàng tiếp cận hoàng thượng để một bước lên cành cao. Thậm chí, đáng buồn hơn, điều khiến cung nữ ám ảnh nhất lại là phục vụ hoàng thượng vào buổi đêm khi ngài ngủ. Như vậy, có thể thấy làm cung nữ trong hoàng cung không hề dễ dàng, họ vừa phải tuân theo những quy định khắt khe của triều đình, vừa phải khéo léo phục vụ chủ tử nếu muốn không muốn bị mất mạng.
Kiều Phong vô địch thiên hạ lại dễ dàng “đầu hàng” trước nhân vật võ công hạng bét này