Cứ cuối hạ, người Tây Tạng lại đi bộ hàng trăm km, bò trên mặt đất để tìm gì? Đắt hơn vàng

Chia sẻ Facebook
21/04/2022 12:58:07


Mỗi năm, cứ vào thời điểm giữa tháng 5 và tháng 6 thì người Tây Tạng lại cùng kéo nhau lên các đồi núi cao để tìm kiếm thứ mà họ trông đợi nhất trong năm. Để có thể phát hiện ra chúng thì họ phải bò trên mặt đất và chăm chú quan sát từng... cọng cỏ.

Mỗi người chỉ cần mang theo một túi nhỏ để đựng cùng một ít thức ăn, nước uống và dụng cụ đào bới cầm tay. Chỉ với những dụng cụ đơn giản này thì họ có thể tìm kiếm thứ đắt giá bậc nhất thế giới: Đông trùng hạ thảo!


Xem video:

Người Tây Tạng bò trên các đỉnh núi, lý do bất ngờ!

Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng vì họ phải đi bộ hàng trăm dặm (khoảng hơn 160 km) để đến những nơi có nhiều đông trùng hạ thảo. Hơn nữa việc tìm kiếm loại thảo dược quý này trên mặt đất cũng chẳng khác gì 'mò kim đáy bể' vì chúng rất nhỏ.

Người Tây Tạng gọi đông trùng hạ thảo là 'Viagra Himalaya' vì xem chúng là 'thần dược. Giá của mỗi 500 g đông trùng hạ thảo còn lên tới 26.000 đô la (tức hơn 1,1 tỷ đồng/kg), do đó loại thảo dược này được săn lùng rất ráo riết.

Đông trùng hạ thảo. Ảnh: Pinterest


Khi ấu trùng sống trong đất bị nấm ký sinh có tên Ophiocordyceps sinensis xâm nhập thì não của chúng sẽ bị loại nấm này 'điều khiển'. Chúng sẽ khiến loại côn trùng sống sâu trong lòng đất phải di chuyển lên gần bề mặt mặt đất.

Tại đây, ấu trùng sẽ bị hóa nấm vào mùa hè và một chồi nấm dài 4 đến 11 cm sẽ mọc ra từ chính cơ thể của vật chủ. Chính vì thế chúng mới có tên gọi là 'đông trùng, hạ thảo' (nghĩa là 'sâu mùa đông, trở thành cỏ mùa hè').

Theo kinh nghiệm của những người tìm đông trùng hạ thảo, họ sẽ tìm ở những nơi có những vết đào bới trước đó vì tại đó rất dễ tìm thấy thảo dược này do bào tử nấm của cây trước đó phát tán ra xung quanh.

Các phân tích hóa học có trong đông trùng hạ thảo bao gồm 17 amino acid khác nhau, D-mannitol, lipid, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...), nhiều loại vitamin như B12, vitamin A; vitamin C, vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...

Đông trùng hạ thảo. Ảnh: Vinmec

Chúng có giá trị dược liệu cao và được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng như một loại thuốc bổ, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục và hầu như không có tác dụng phụ với người.

Hiện nay, đông trùng hạ thảo còn được người châu Âu hay châu Mỹ biết đến và sử dụng. Do đó giá trị của chúng càng ngày càng tăng cao (chỉ tính riêng giai đoạn 2012 - 2017 thì giá của loại thảo dược quý này tăng lên 20% mỗi năm).

Năm 2017, giá của mỗi kg đông trùng hạ thảo được bán với giá 140.000 đô la (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng) tại Bắc Kinh. Chính vì lý do này mà tại các thảo nguyên của Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt vì bị khai thác đến cạn kiệt.

Đi vào rừng, nhóm người phát hiện loại quả lạ ít ai biết đến nên nếm thử: Kết quả ra sao?

Chia sẻ Facebook