CTD có gì để vượt giá trị sổ sách?
Coteccons (HOSE: CTD) công bố báo chính tài chính quý 4/2022 với doanh thu vượt 6,200 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước, trở thành quý có doanh thu cao nhất kể từ năm 2019 ngay giữa giai đoạn được cho là vô cùng khó khăn của ngành xây dựng trước những ảm đạm từ ngành bất động sản dân dụng. Quý 4/2022 bùng nổ giúp doanh thu cả năm cán đích hơn 14,500 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2021, vượt qua các đối thủ để lấy lại vị thế nhà thầu xây dựng số một Việt Nam.
Dịch vụ
CTD có gì để vượt giá trị sổ sách?
Coteccons ( HOSE : CTD ) công bố báo chính tài chính quý 4/2022 với doanh thu vượt 6,200 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước, trở thành quý có doanh thu cao nhất kể từ năm 2019 ngay giữa giai đoạn được cho là vô cùng khó khăn của ngành xây dựng trước những ảm đạm từ ngành bất động sản dân dụng. Quý 4/2022 bùng nổ giúp doanh thu cả năm cán đích hơn 14,500 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2021, vượt qua các đối thủ để lấy lại vị thế nhà thầu xây dựng số một Việt Nam.
Bên cạnh đó, Coteccons ghi nhận biên lợi nhuận gộp của 2022 cải thiện tích cực lên 3.3% so với 3.0% của năm 2021, trái ngược với xu hướng suy giảm của hàng loạt các doanh nghiệp khác trong ngành như Ricons , xây dựng Hòa Bình có mức ghi nhận chỉ 1.8%. Cụ thể, HBC có biên lợi nhuận gộp trong quý 4/2022 là âm 13.2%, trong khi Ricons có biên lợi nhuận gộp suy giảm xuống còn 1.1%. Bùng nổ doanh thu đã cải thiện biên lợi nhuận giúp CTD đạt lợi nhuận sau thuế 20.8 tỷ đồng, vượt nhẹ kế hoạch năm mặc dù Công ty phát sinh trích lập dự phòng lên tới gần 390 tỷ cho năm 2022, năm 2021 chỉ trích lập 166 tỷ đồng.
Nhìn về quá khứ đã có giai đoạn, CTD đạt được lợi nhuận nhiều năm liền trên 1,000 tỷ đồng, do vậy việc lợi nhuận tiếp tục khiêm tốn khiến thị trường còn nhiều hoài nghi cho sự trở lại của nhà thầu xây dựng số một Việt Nam.
Trước những dự báo kém lạc quan của thị trường nói chung, Coteccons có gì để tạo điểm tựa cho tăng trưởng khác biệt giống như nửa trên trong mô hình ‘K-Shaped’?
CTD duy trì năng lực tài chính số 1 Việt Nam trong ngành xây dựng
Thị trường BĐS dân dụng đối mặt khó khăn từ nửa đầu năm 2022, điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp xây dựng triển khai các chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Cụ thể như điều chỉnh đãi ngộ, phúc lợi, thực hiện cắt giảm nhân sự, ngay cả với khối công trường là hoạt động cốt lõi. Từng bị gọi là “chảy máu chất xám”, trong 2022, ngược dòng so với tình hình chung, CTD đã chủ động gia tăng thêm 461 nhân sự (tăng 25%) tập trung chủ yếu khối công trường, quản lý dự án nhằm đáp ứng khối lượng nguồn việc đang triển khai. Quy mô nhân sự hiện tại của CTD đã tiệm cận với giai đoạn 2015-2018, trong khi doanh thu chỉ đạt 50% so với giai đoạn này. Một dấu hiệu khác cho thấy sự trở lại của CTD tới từ việc doanh nghiệp đẩy mạnh giải ngân gần 200 tỷ đồng (cao nhất kể từ năm 2016) đầu tư mua sắm tài sản cố định (CAPEX) chủ yếu là thiết bị máy móc phục vụ tại các công trường quan trọng cũng như định hướng phát triển các sản phẩm mới theo chiến lược đa dạng hóa hệ sinh thái.
Trải qua gần 3 năm chịu khó khăn bởi các tác động của COVID-19, song hành với các thời điểm chuyển giao bộ máy quản lý. Tới nay CTD vẫn duy trì năng lực tài chính vững mạnh với quy mô giá trị tiền mặt tương đương khoảng 3,000 tỷ đồng. Các nhà thầu xây dựng đang niêm yết không có bên nào có được quy mô giá trị tiền thuần lớn như CTD . Hay khi so sánh tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính (Gearing ratio) giữa CTD với các doanh nghiệp trong ngành thì thấy rằng CTD hiện có tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất. Điều này cho phép CTD có nhiều room mở rộng quy mô vốn lưu động khi cần thiết. Với quy mô nợ vay hiện tại chủ yếu là vốn vay ngắn hạn (800 tỷ), và 500 tỷ trái phiếu dài hạn cố định lãi suất 9.5%/năm giúp cho CTD gần như không phải chịu áp lực lớn từ chi phí lãi vay trong môi trường lãi suất cao như hiện tại.
Thị trường xuất hiện tâm lý lo lắng khi dòng tiền hoạt động âm kéo dài trong nhiều năm đặc biệt có giá trị lớn trong năm 2022. Diễn biến này là tất yếu khi doanh nghiệp cần phải mở rộng vốn lưu động (chủ yếu từ gia tăng tồn kho, giá trị phải thu), trong khi xét về mặt hiệu quả trong quản trị dòng tiền đã ghi nhận những tín hiệu cải thiện. Cụ thể với vòng quay sử dụng tiền (Cash Conversion Cycle) giảm xuống 59 ngày so với 66 ngày năm trước trong đó số ngày phải thu (Receivable days) cải thiện từ 300 ngày xuống 245 ngày. Với chiến lược quản trị rủi ro hết sức thận trọng và luôn mang đến sự minh bạch, CTD đang gỡ dần các quan ngại từ thị trường đối với chất lượng các khoản phải thu trong môi trường vĩ mô không thực sự thuận lợi cho tất cả các nhà phát triển BĐS.
Tại buổi chia sẻ với cổ đông mới đây, ban lãnh đạo CTD đã rất tự tin khẳng định về triển vọng các khoản phải thu và bác bỏ loạt tin đồn về giá trị nợ xấu phát sinh. Trên cơ sở CTD sẵn sàng chủ động xử lý quyết liệt các khoản nợ dù mới chỉ ở mức độ cảnh báo với khách hàng gặp vấn đề về thanh khoản. Sự quyết liệt và minh bạch được minh chứng với giá trị trích lập dự phòng ~390 tỷ đồng, gấp 4 lần so với kế hoạch đầu năm khi thị trường đối mặt với các biến cố không thể dự báo. Với đa phần khách hàng còn lại vẫn đang đảm bảo thanh khoản, cũng như tự tin triển khai các dự án thì quy mô nợ xấu còn lại là rất thấp trong khi giá trị nợ cảnh báo hiện chỉ còn khoảng 500 tỷ sau khi đã trích lập mạnh tay trong năm 2022.
Thị trường BĐS ảm đạm nhưng không hoàn toàn tê liệt, mà ở đó các nhà phát triển BĐS hàng đầu đều là khách hàng của CTD . Sẽ chưa thể khẳng định, các khoản nợ xấu đã được xử lý hoàn toàn hay không còn phát sinh, nhưng sẽ hợp lý và thực tế hơn với kỳ vọng giá trị trích lập dự phòng sẽ giảm dần kể từ năm 2023.
“Tiền nhiều để làm gì”? Hiện tại chính là giai đoạn CTD tận dụng tối đa sức mạnh nguồn lực tài chính với chi phí rất thấp giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng khối lượng việc, triển khai thi công, cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh trong đàm phán với nhiều chính sách phù hợp, hài lòng khách hàng.