COVID-19 ở Trung Quốc: Giường bệnh có thể phụ thuộc vào quan hệ và phong bì
Steven, một nhà tài chính ở độ tuổi 40, nhiễm COVID-19 tại Bắc Kinh vào thời điểm dịch bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2022. Anh cảm thấy ổn cho đến ngày thứ 8 và rồi tình trạng trở nên tồi tệ, theo phóng sự và bình luận của Reuters 14/2.
Người lái xe của em gái anh đã đưa anh đến bệnh viện. Hầu như chỉ có thể đi lại chút ít và cố gắng thở, anh được cho biết là không có giường. Xe bèn đưa anh đến nơi khác nhưng anh lại bị từ chối.
Ngày càng tuyệt vọng, em gái anh đã nhờ vả các mối quan hệ của cô. Sau nhiều giờ gọi điện liên tục, Steven được đưa đến một bệnh viện đông đúc, được cung cấp oxy và một chiếc giường vốn là khu dành cho trẻ em. Mẹ của bạn cùng lớp của cháu trai anh làm việc ở đó.
“Nếu tôi không có mối quan hệ ấy, thì tôi đã không có giường và thuốc,” Steven kể với Reuters . Anh đã phải nhập viện 20 ngày với những gì các bác sĩ chẩn đoán là viêm phổi nặng. Anh muốn giấu họ của mình vì đây là vấn đề nhạy cảm.
Khi COVID hoành hành khắp Trung Quốc và các khu cấp cứu quá tải, thì những bệnh nhân đặc quyền có thể chen ngang hàng đợi của bệnh viện vì họ quen biết ai đó, đưa hối lộ hoặc trả tiền cho những người có quan hệ. Reuters có được thông tin này qua 3 người đã dùng cách ấy để nhận được được chăm sóc y tế, và thông qua 7 bác sĩ ở 6 thành phố.
Thông lệ này từ có lâu rồi, và đã là ‘bình thường’ trong vận hành của cả hệ thống y tế Trung Quốc. Hệ thống này vốn đã hạn chế về nguồn lực, nay lại còn căng thẳng nghiêm trọng sau khi Bắc Kinh đột ngột chấm dứt các hạn chế COVID-19 vào đầu tháng 12. Đã có nhiều báo cáo về các bệnh viện và nhà xác chật kín người.
Trung Quốc chỉ có 4,37 giường ICU trên 100.000 người vào năm 2021, so với 34,2 ở Hoa Kỳ vào năm 2015, theo một bài báo của Trường Y tế Cộng đồng Phúc Đán của Thượng Hải.
Các mối quan hệ có thể như bệnh nhân là quan chức chính phủ, có quan hệ với một người hoặc có quan hệ họ hàng với nhân viên y tế, các bác sĩ cho biết.
“Mối quan hệ của bạn càng cao cấp thì điều trị càng tốt hoặc xếp hàng chờ càng dễ. Nếu bạn biết người đứng đầu bệnh viện, thì sẽ không khó để có được giường,”
một bác sĩ Thượng Hải cho biết.
Mặc dù Trung Quốc đã cố gắng trấn áp nạn hối lộ bác sĩ, nhưng các quy định đã tập trung vào các khoản thanh toán từ các công ty dược phẩm hơn là từ bệnh nhân.
Gần một thập kỷ trước, Trung Quốc đã cấm các bác sĩ nhận phong bao có chứa tiền mặt như một phần của cải cách chăm sóc sức khỏe rộng rãi và vào tháng 4/2022, Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết các cơ quan chức năng nên tăng cường kỷ luật đối với những bác sĩ nhận những khoản tiền đó .
Các bác sĩ và chuyên gia cho biết hiện tượng dùng phong bì và các quan hệ vẫn tồn tại.
Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, cho biết: “Dùng quan hệ để tìm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng là điều rất phổ biến ở Trung Quốc.”
“Nhiều bệnh nhân ở nông thôn, bệnh nhân COVID, có các triệu chứng nghiêm trọng sẽ không chủ động tìm kiếm chăm sóc, mà thay vào đó, họ lựa chọn chết ở nhà,”
Huang nói.
Ủy ban Y tế Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Số ca nhập viện do COVID của Trung Quốc đã lên đến đỉnh, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng có thể xảy ra các đợt lây nhiễm tiếp theo.
Lương bổng thấp, thu nhập xám
Các chuyên gia và bác sĩ cho biết, Trung Quốc giữ chi phí chăm sóc y tế ở mức thấp để dễ tiếp cận, nghĩa là nhiều bác sĩ thường xuyên bị trả lương thấp và nghề này phải vật lộn để thu hút nhân viên, dẫn đến việc xếp hàng dài hơn để được chăm sóc.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, vào năm 2020, có 546.657 nhân viên y tế mới gia nhập hệ thống, mức thấp nhất kể từ năm 2017.
“Bạn nhận được 10.000 nhân dân tệ (1.463,7 USD) đến 15.000 nhân dân tệ mỗi tháng; số tiền đó [xứng đáng] bao nhiêu cho thời gian dài và chuyên môn,”
“Thật nhục nhã!”
Tại các thành phố nhỏ hơn, các bác sĩ mới có thể kiếm được ít nhất 3.000 nhân dân tệ đến 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng, 2 bác sĩ tại một thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên cho biết.
“Nếu bạn có thể sống và đủ ăn từ tiền lương của mình, thì bạn đã làm rất tốt rồi,”
một trong số họ nói.
Những món quà tiếp cận như trà bánh đắt tiền và phong bì có tiền thường được trao cho bác sĩ chính, nhưng đôi khi cũng được trao cho y tá trưởng và người tạo mối quan hệ. Điều đó có thể dẫn đến tổng hóa đơn chăm sóc cao gấp đôi chi phí y tế chính thức, hai người gần đây đã thực hiện các dịch vụ chui cho Reuters biết.
“Đối với nhiều bác sĩ trong bệnh viện, thu nhập chính của họ không phải từ lương cơ bản, mà là từ thu nhập xám, những phong bao lì xì mà họ nhận được từ bệnh nhân, bất chấp cuộc đàn áp tham nhũng trong lĩnh vực y tế,”
ông Huang nói.
Đối với những người không có mối quan hệ, thì thanh toán cho người trung gian, được gọi là “bò vàng” đại lý , có thể hữu ích.
Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 gần đây của Trung Quốc, mạng xã hội xôn xao bàn tán về việc các đại lý yêu cầu 4.000 nhân dân tệ đến 5.000 nhân dân tệ để sắp xếp một giường bệnh, với những bình luận về việc liệu khoản thanh toán đó có xứng đáng hay không và cả về tính công bằng của việc tiếp cận đó.
Các cuộc hẹn với bác sĩ riêng trở nên rẻ hơn.
Một đại lý đã tuyên bố trong một quảng cáo rằng có thể tiếp cận bất kỳ bác sĩ nào ở bất kỳ bệnh viện nào ở Thượng Hải cho biết sẽ tốn 400 nhân dân tệ để xếp hàng cho một cuộc hẹn với bác sĩ hàng đầu trong một bệnh viện hàng đầu.
Reuters không thể xác nhận liệu người đại diện có đưa ra kết quả đó hay không.
(1 đô la Mỹ = 6,8320 Nhân dân tệ Trung Quốc)
Nhật Tân
Nhiều cáo phó của chuyên gia tiết lộ số người chết thực tế vì dịch tại TQ Mật độ dày đặc cáo phó từ các trường giáo dục bậc cao, cơ quan nghiên cứu sau khi dỡ bỏ 'zero COVID' ở Trung Quốc.