COVID-19: Hơn 10% người dân Triều Tiên bị “sốt”

Chia sẻ Facebook
23/05/2022 14:43:08

Dịch COVID-19 ở Triều Tiên đang bùng phát dữ dội. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thừa nhận tình trạng hỗn loạn lớn nhất kể từ khi lập quốc. (Ảnh: kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên).

Ngoài Trung Quốc ra, Triều Tiên cũng từ chối nhận hỗ trợ y tế từ bên ngoài. Trong tình trạng không có thuốc kháng virus hiệu quả, quốc gia này đã khiến virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan nhanh chóng trong những người chưa được tiêm chủng. Truyền thông nhà nước Triều Tiên kêu gọi bệnh nhân súc miệng bằng nước muối và uống thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng bệnh.

Theo bản tin của BBC News, Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Cộng sản cầm quyền của Triều Tiên, khuyên những người có các triệu chứng nhẹ nên uống trà gừng, trà kim ngân hoặc đồ uống từ lá liễu.

Đồ uống nóng có thể làm giảm một số triệu chứng viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) như đau họng và ho, đồng thời giúp bù nước cho bệnh nhân khi họ bị mất nhiều nước hơn bình thường. Gừng và lá liễu cũng có thể làm dịu viêm và giảm đau. Nhưng chúng không phải là phương pháp chữa trị cho bản thân chủng virus này.


Gần đây, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã phỏng vấn một đôi vợ chồng, họ đề xuất súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối. Theo hãng thông tấn chính thức của nước này, 1.000 tấn muối đã được gửi đến Bình Nhưỡng, được sử dụng làm “chất lỏng diệt khuẩn”.

Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước muối và rửa mũi có thể chống lại virus cúm thông thường, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy nó có thể làm chậm sự lây lan của virus viêm phổi Vũ Hán.

Một nghiên cứu cho thấy, nước súc miệng có thể tiêu diệt COVID-19 trong phòng thí nghiệm, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy nó có ích ở người.

Con đường chính lây nhiễm COVID-19 là hít phải các giọt bắn trong không khí qua mũi và miệng, vì vậy việc súc miệng chỉ có thể tấn công một điểm xâm nhập. Một khi virus xâm nhập, nó sẽ tái tạo và lây lan sâu vào nội tạng, nơi mà nước súc miệng không thể giúp ích.

Đài truyền hình Trung ương của Triều Tiên cũng khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen và kháng sinh như Amoxicillin.

Trên thực tế, Ibuprofen và Paracetamol có thể hạ nhiệt độ cơ thể và giảm các triệu chứng như đau đầu hoặc đau họng, nhưng chúng không thể loại bỏ virus hoặc ngăn virus phát triển. Thuốc kháng sinh cũng không được khuyến khích, vì chúng chủ yếu nhắm vào các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chứ không phải virus. Hơn nữa, thuốc kháng sinh cũng có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc.

Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, một số thuốc kháng sinh có thể làm chậm sự lây lan của một vài chủng virus, gồm COVID-19, nhưng điều này chưa được chứng minh trong thực tế.


Quảng cáo “ Liệu pháp Cao Ly”

Trong trường hợp không có thuốc chống dịch, tờ Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên, đề nghị rằng ngoại trừ trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nếu có triệu chứng ho có thể uống mật ong; người bị sốt có thể uống thuốc giảm đau, hạ sốt; người khó thở nên mở cửa sổ để nhà thoáng mát.


Đồng thời, họ còn quảng bá “Liệu pháp Cao Ly”, kiến nghị những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nên uống 4 gam “Bại Độc Tán” (Thuốc tiêu độc), “Angong Niuhuang Pill” (ANP, An Cung Ngưu Hoàng Hoàn) hoặc “Tam Hương Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn” với nước nóng trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn trong 5 ngày liên tục.

Hơn 10% dân số Bắc Triều Tiên có triệu chứng nhiễm COVID

Hôm Chủ nhật (22/5), Hãng Truyền thông Nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, tính đến 6:00 chiều ngày hôm trước, 186.090 ca sốt mới đã được ghi nhận trên khắp đất nước trong 24 giờ, chấm dứt kỷ lục hơn 200.000 ca sốt trong 5 ngày liên tiếp và thêm 1 ca tử vong.

KCNA chỉ ra rằng hiện có hơn 2,64 triệu người sốt ở Triều Tiên, trong đó hơn 2,06 triệu người đã khỏi, khoảng 580.000 người được điều trị, tổng cộng 67 người đã tử vong, với tỷ lệ tử vong là 0,003%. Tại Triều Tiên, quốc gia có khoảng 25 triệu người, tổng cộng các ca sốt đã vượt quá 10% dân số cả nước.

Trong bối cảnh đó, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phô trương những thành tựu trong cuộc chiến chống lại virus đang diễn ra.

Theo KCNA, nhân một cuộc họp của Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Triều Tiên vào hôm qua, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã cho rằng đất nước của ông đang xử lý tốt đợt bùng phát virus corona mới.


Ông Kim cho rằng: “Nhờ cuộc đấu tranh phòng chống (chống lại COVID-19) ở tất cả tầng lớp dân chúng, tình hình lây lan bắt đầu được ngăn chặn và số lượng bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn ngày càng tăng, số tử vong giảm. Tình hình các khu vực nhìn chung cho thấy sự ổn định”.

Tuyên bố lạc quan của Bắc Triều Tiên không xóa được hoài nghi của cộng đồng quốc tế, vốn cho rằng chế độ Bình Nhưỡng có thể đang báo cáo thấp số lượng bệnh nhân và các ca tử vong liên quan đến COVID-19. Nhiều nhà quan sát tình hình Bắc Triều Tiên lo ngại về hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này, nhất là khả năng xét nghiệm, truy tìm COVID, mà chỉ thống kê dựa trên các ca sốt.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên từng nhiều lần thể hiện muốn học hỏi chính sách chống dịch COVID-19 của Trung Quốc. Trái ngược với lời khen ngợi của ông Kim đối với chính sách chống dịch của Trung Quốc, ngày càng nhiều tổ chức y tế và các nhà lãnh đạo trên thế giới chỉ trích biện pháp này là không bền vững.

Nguồn gốc bùng phát dịch ở Triều Tiên hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng trong những tuần gần đây, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã huy động hàng chục ngàn người không đeo khẩu trang tham gia một cuộc diễu binh lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng.


Bình Minh (t/h)

Truyền thông Hàn Quốc: Bùng phát COVID-19 ở Triều Tiên là do cuộc duyệt binh lớn

Có thông tin chỉ ra, đợt bùng phát dịch COVID-19 này ở Triều Tiên bắt nguồn từ việc lây nhiễm trong cuộc duyệt binh lớn hồi tháng Tư vừa qua.

Chia sẻ Facebook