COVID-19 gây ra những thay đổi về tỷ lệ tử vong toàn cầu chưa từng thấy trong 70 năm
Theo nghiên cứu, đại dịch COVID-19 đã gây ra "cú sốc kéo dài" đối với mức tuổi thọ, dẫn đến những thay đổi về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu chưa từng thấy trong 70 năm qua.
Các chuyên gia cho biết, những đợt dịch bệnh trước đây đã chứng kiến sự "phục hồi" khá nhanh về mức tuổi thọ . Tuy nhiên, quy mô và mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đối với tỷ lệ tử vong đã làm lung lay tuyên bố rằng đại dịch này không có tác động nhiều hơn một căn bệnh giống cúm.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những quốc gia có phản ứng "không hiệu quả" sẽ gặp khủng hoảng sức khỏe với "những hạn chế trung hạn" về tuổi thọ.
Theo kết quả nghiên cứu, những quốc gia có tỷ lệ người dân được tiêm chủng cao sẽ có mức giảm tuổi thọ thấp hơn so với các quốc gia khác.
Nghiên cứu từ Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme của Oxford và Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học Max Planck của Đức cũng cho thấy, nhiều người ở Tây Âu đã trải qua tuổi thọ "tăng trở lại" vào năm 2021.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, quy mô và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 đối với tỷ lệ tử vong "gây nhầm lẫn" rằng nó không có tác động nhiều hơn một loại bệnh cúm. Theo các nhà nghiên cứu, "thiệt hại về tuổi thọ" trong những đợt dịch cúm vào nửa sau của thế kỷ trước "nhỏ hơn và ít lan rộng hơn nhiều" so với những gì được ghi nhận trong đại dịch COVID.
Anh và xứ Wales đã chứng kiến sự phục hồi một phần so với mức tử vong trong năm 2020 vào năm 2021, trong khi tuổi thọ ở Scotland và Bắc Ireland vẫn ở mức "suy giảm" như năm 2020. Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp đã chứng kiến sự phục hồi hoàn toàn, quay trở lại mức tuổi thọ trước đại dịch vào năm 2019.
Đông Âu và Mỹ đã chứng kiến "sự sụt giảm nghiêm trọng hoặc thiệt hại kép" về tuổi thọ so với cùng kỳ. Theo các nhà nghiên cứu, quy mô suy giảm tuổi thọ ở Đông Âu "tương tự như" những gì được ghi nhận lần gần nhất, khi Liên Xô tan rã.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Ridhi Kashyap, xác nhận, "một sự thay đổi đáng chú ý từ năm 2020 đến năm 2021 là các mô hình độ tuổi có tỷ lệ tử vong vượt mức thay đổi vào năm 2021 sang các nhóm tuổi trẻ hơn, khi vaccine bắt đầu được tiêm nhằm bảo vệ người cao tuổi".
Một đồng tác giả khác, Tiến sĩ Jonas Scholey, cho biết, "chi tiết sâu hơn về độ tuổi ưu tiên triển khai vaccine và loại vaccine được sử dụng có thể giải thích cho một số khác biệt này".
Nghiên cứu báo cáo rằng việc sử dụng vaccine và năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng có thể có tác động.
Tổng Giám đốc WHO đã hối thúc các chính phủ triển khai những biện pháp phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh số ca tử vong vì COVID-19 "cao không thể chấp nhận được".