Content Marketing Trend 2023: Meta Content tiên phong dẫn đầu xu thế Multi Touchpoint
Luận bàn về Content Marketing Trend 2023, nhiều chuyên gia marketing cho rằng, bước sang năm 2023 Content không còn là “vua” hay xu hướng mà đã trở nên thiết yếu trong lĩnh vực marketing. Content sẽ phủ khắp đa nền tảng, tạo nhiều điểm chạm ( Multi Touchpoint) đến khách hàng, lan tỏa rộng khắp, mang nhiều góc nhìn mới lạ tới khách hàng. Tiên phong dẫn đầu xu thế Multi Touchpoint chính là concept độc - mới - hứa hẹn đầy tiềm năng: Meta Content, được ứng dụng linh hoạt cho từng ngành hàng và nhóm
Xu hướng Multi Touchpoint và giải pháp Meta Content
Tại Hội thảo Digital Marketing & Communication với chủ đề “CONTENT MARKETING TREND 2023: LEAD THE WAVE OF META CONTENT” do Athena CM Agency tổ chức, các chuyên gia marketing đã mang đến góc nhìn chuyên sâu, đa chiều về xu hướng Multi Touch Point trong năm tới và giải pháp Meta Content với những ứng dụng thực tế tại Việt Nam.
Trong Marketing hiện nay, Content không còn là “vua” hay xu hướng mà đã trở nên thiết yếu trong lĩnh vực marketing như nước trong cuộc sống. Nước mạnh mẽ, bứt phá mọi giới hạn, tựa như sức mạnh len lỏi trong tâm trí khách hàng của Content. Nước mềm dẻo, len lỏi mọi ngóc ngách, chạm tới mọi nơi, dễ dàng chuyển hoá thành nhiều dạng khác nhau, thẩm thấu qua mọi, bề mặt để thâm nhập sâu vào trong vật chất và đọng lại nhiều tinh tuý. Tương tự như vậy, Content phủ khắp đa nền tảng, tạo nhiều điểm chạm đến khách hàng, lan tỏa rộng khắp, mang nhiều góc nhìn mới lạ tới khách hàng.
Trong sự thay đổi đó, 8 xu hướng Content marketing solution sẽ ngày càng chiếm ưu thế, đồng thời hỗ trợ, bổ sung cho nhau năm 2023 là: Audio content, Metagazine, Hybrid Event, Short Video, Meta Music Marketing, Meta Influencer, Shoppertainment và Content Chủ động.
Đồng thời, các marketer cần phân biệt rõ Multi Touch Point và Multi Channel. Multi Channel là đa kênh, tập trung vào độ phủ, phân bổ ngân sách trên các kênh độc lập và quản lý hiệu quả trên từng kênh nhưng khó quản lý sự thống nhất, xuyên suốt và đối tượng tiếp cận trên các kênh có trùng lặp hay không. Trong khi đó, Multi Touch Point tập trung vào “hành trình khách hàng”, tạo ra tối đa điểm tiếp xúc với khách hàng, ngoài độ rộng của Multi Channel còn có độ sâu của nội dung để mỗi kênh tiếp xúc là một điểm chạm hiệu quả và thống nhất.
Tiên phong dẫn đầu xu thế Multi Touchpoint chính là concept độc - mới - hứa hẹn đầy tiềm năng: Meta Content.
“Nếu mega nghĩa là to, lớn thì meta có nghĩa rộng. Meta Content là nội dung rộng khắp, content phủ trên mọi ngóc ngách (Omni channel), giống như dòng nước len lỏi tới mọi nơi mà user của chúng ta hiện diện, có thể nhìn thấy, cảm nhận và hành động (đa điểm chạm)”
Cũng theo chị Nguyễn Thanh Hương, Meta Content có khả năng tối ưu hoá xu hướng Multi Touchpoint. Dù tiếp cận khách hàng ở những kênh khác nhau nhưng nội dung sản xuất trên các điểm chạm đều ý nghĩa, sáng tạo và thể hiện tính đồng bộ xuyên suốt cùng thông điệp thương hiệu thống nhất. Ngoài ra, concept còn “ghi điểm" nhờ khả năng quản lý, đo lường rõ ràng; với khả năng hợp nhất data cao, và tối ưu ngân sách cho marketing. Trong thời kỳ công nghệ phát triển, Meta Content chính là giải pháp thiết thực, giúp gia tăng điểm chạm khách hàng, tối ưu trải nghiệm và từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Meta Content “biến hóa” linh hoạt theo từng ngành hàng và nhóm khách hàng mục tiêu
Với mỗi ngành hàng và từng nhóm khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp cần có sự thấu hiểu và linh hoạt trong áp dụng giải pháp Meta Content.
Theo các chuyên gia marketing, Business Audience không còn là thị trường ngách nhưng lại có sự phân hóa nhu cầu thông tin rất cao. Cách thức tiếp cận cũ đã không còn phù hợp. Thay vào đó, Meta Content là giải pháp tối ưu khi đồng thời hoạch định hệ thống điểm chạm truyền thông và thiết kế riêng nội dung truyền thông cho từng điểm phù hợp với xu hướng bình dân hóa đầu tư, trẻ hóa nhóm nội dung làm giàu, số hóa len lỏi vào trong đời sống, tiêu dùng trách nhiệm và sự trỗi dậy của những nhóm người tiêu dùng hiện nay. Tiêu biểu là nhóm tiêu dùng mới - HENRYS (High Earnings Not Rich Yet) còn hấp dẫn hơn cả giới thượng lưu, bởi người giàu chưa chắc đã sẵn sàng trả tiền cho những món hàng xa xỉ khi họ đã đủ trải nghiệm nhưng nhóm HENRYs thì khác"
“Meta Content bắt buộc phải có Content QC là đầu mối kiểm duyệt đảm bảo các nội dung doanh nghiệp truyền thông ra ngoài sẽ đúng theo định hướng tiêu chuẩn của chính doanh nghiệp đó.”
Hướng tới Gen Z - thế hệ động lực tiêu dùng lớn nhất hiện nay, là thế hệ đầu tiên lớn lên với smartphone và internet, các chuyên gia cho rằng để chinh phục nhóm tiêu dùng chỉ có thể tập trung và tiếp nhận thông tin trong khoảng thời gian không nhiều hơn 8 giây này, các doanh nghiệp hãy thật sáng tạo, thật khác lạ, đừng quảng cáo dài dòng, hãy bán trải nghiệm thay vì bán sản phẩm, sử dụng người có sức ảnh hưởng và TikTok là một nền tảng, một kênh tiếp cận hiệu quả nhất hiện nay.
“Mình phải dựa vào yếu tố cảm xúc và yếu tố giải trí, đưa ra những thông tin hữu ích để họ (Gen Z) cảm thấy có lợi khi xem. Mình làm cho họ nhận ra là những tác giả đó không chỉ là khô khan trên trang sách mà họ cũng có những giây phút rất đời thường. Ví dụ như Xuân Diệu không chỉ biết làm thơ, ông cũng có những thói như ham ăn hay ăn vụng.”
“Mỗi khi sáng tạo các nội dung trên kênh của mình, mình đều phải đảm bảo mọi thứ phải thật real, mang lại giá trị, hình ảnh đẹp, dựa trên những trải nghiệm thật và tràn đầy cảm xúc để lây nhiễm, tác động đến cảm xúc người xem. Như vậy mới thu hút được họ đến và ở lại với mình”
Chuyên gia marketing đến từ Athena CM cũng đã chia sẻ những Meta Content Roadmap phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu theo tập độc giả Gen Z, Woman, Man và Mass hay theo ngành FMCG, F&B, Dược và sức khỏe, Công nghệ, Tài chính ngân hàng, Bất động sản. Đây là giải pháp thiết thực cho marketer trong việc duy trì, phát triển hoạt động của doanh nghiệp, gia tăng điểm chạm, mở rộng lượng khách hàng và tối ưu trải nghiệm và phát triển kinh doanh.
“Những nội dung được quan tâm nhiều nhất trên cả PR và social thường được phụ nữ ở 3 cấp độ: Một làm mẹ. Hai là tâm sự mang tính chất thấu hiểu và đồng cảm. Ba là biết chăm sóc bản thân. Vì họ có rất ít thời gian nên ngay từ những dòng đọc, những nội dung đầu tiên cần có những nội dung mạnh mẽ, thu hút.”
Những con số “biết nói” khi ứng dụng Meta content trong thực tế
Meta Content đã được Athena CM Agency phát triển, ứng dụng thực tế và góp phần giải đáp bài toán truyền thông cho các doanh nghiệp trong bối cảnh mới, tạo ra nhiều điểm chạm thương hiệu và gia tăng trải nghiệm của khách hàng.
Vẫn đang triển khai nhưng những con số “biết nói” từ chiến dịch “Trạm Thanh Xuân 0 Phí” của ngân hàng số TNEX đã chứng minh hiệu quả, tính ưu việt của Meta Content khi ứng dụng tại thị trường Việt ở hiện tại cũng như tương lai.
“Trạm Thanh Xuân 0 Phí” đã áp dụng insight và customer journey của Gen Z để triển khai Meta Content và giải thành công bài toán của doanh nghiệp: lan tỏa mạnh mẽ brand spirit, tăng nhận diện thương hiệu và thu về lượng lớn earned media nhờ các hoạt động tương tác. Một số kết quả ấn tượng của chiến dịch có thể kể đến như: tiết kiệm và tối ưu tới hơn 30% chi phí, trở thành chủ đề nổi bật của TNEX về các hoạt động truyền thông, giúp TNEX dẫn đầu thị phần truyền thông ngành ngân hàng số, trong đó chiến dịch Trạm Thanh Xuân 0 Phí đóng góp 22% thị phần chỉ sau 10 ngày kick off.
Dẫn đầu xu thế Multi Touchpoint, Meta Content là giải pháp có tính ứng dụng cao, hiệu quả, giúp các thương hiệu xây dựng được một chiến lược tổng thể để “chạm" đến lượng khách hàng tối đa với ngân sách phù hợp.