Công ty mẹ của Shopee tiếp tục sa thải nhân sự, 7.000 người mất việc trong 6 tháng
Theo một nguồn tin của Bloomberg, đầu tuần này, mảng thương mại điện tử của Sea Limited – Shopee tiếp tục sa thải thêm 100 nhân viên. Tính trong 6 tháng qua, Sea đã cắt giảm tổng cộng 7.000 vị trí, tương đương 10% số lượng nhân sự.
Shopee, Tencent, Xiaomi tiếp tục sa thải hàng loạt nhân sự ở Trung Quốc
Theo đó, Công ty mẹ của Shopee, SeaMoney và Garena – Sea Limited đã đưa ra thông báo cắt giảm thêm 100 nhân sự ở Shopee vào hôm 14/11. Kể từ đầu tháng 6, Sea đã bắt đầu kế hoạch cắt giảm chi phí của mình, tộng cộng hơn 7.000 nhân viên đã bị nghỉ việc.
Cả Shopee, SeaMoney và ShopeePay đều bị ảnh hưởng. Những vị trí bị cắt giảm chủ yếu tập trung ở nhóm bộ phận liên quan đến tuyển dụng và đào tạo ở Singapore và Trung Quốc.
Việc cổ phiếu giảm sâu khiến vốn hóa của gã khổng lồ công nghệ mất gần 90% giá trị kể từ mức đỉnh thiết lập vào năm 2021. Trong bối cảnh lãi suất tăng nhanh và cạnh tranh gay gắt, triển vọng doanh thu của Sea bị ảnh hưởng mạnh, buộc công ty phải cắt giảm việc làm, đóng cửa các hoạt động thương mại điện tử ở một số thị trường như châu Âu, Mỹ Latinh…
Sea Limited dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý vào ngày 15/11. Các nhà phân tích ước tính khoản lỗ của công ty sẽ tiếp tục tăng thêm trong khi tăng trưởng doanh thu hàng năm giảm về mức chậm nhất kể từ năm 2017.
“Là một phần của những giải pháp đã được thông báo trước đó để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, chúng tôi tiếp tục xem xét cẩn thận các dự án kinh doanh và các ưu tiên phù hợp với mục tiêu đạt được khả năng tự cung tự cấp. Chúng tôi đang nỗ lực hỗ trợ các đồng nghiệp bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi này” , Sea cho biết.
Vì sao Shopee rút khỏi thị trường nhiều nước?
Có thông tin rằng Shopee sẽ tiếp tục thu hẹp tại Việt Nam, đóng cửa tại Chile, Colombia và Mexico, đồng thời rút hoàn toàn khỏi thị trường Argentina. Ngoài ra, sau đợt sa thải lớn trước đây ở Trung Quốc, gần đây các nhân viên của Shopee tại Đài Loan cũng được thông báo về việc cắt giảm nhân viên.
Ông Chris Feng, Giám đốc điều hành Shopee, cho biết trong một email nội bộ rằng “trong bối cảnh bất ổn vĩ mô gia tăng hiện nay”, Sea Ltd. cần “tập trung nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi”.
Hồi tháng 9, tỷ phú kiêm đồng sáng lập Forrest Li tuyên bố ban lãnh đạo sẽ không nhận lương thưởng và thắt chặt các chi phí của công ty. Tính đến hết năm 2021, Sea Limited có khoảng 67.000 nhân viên.
Ông Ngô Sư Hào, Giáo sư tại Khoa Tiếp thị và Quản lý Lưu thông tại Đại học Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan, nói với Epoch Times rằng Shopee bị thua lỗ nghiêm trọng, vì vậy chi nhánh tại Đài Loan cũng bắt đầu thu hẹp và rút vốn.
Các doanh nghiệp thường tập trung vào một vài thị trường chính trước, sau đó từ từ mở rộng, còn Shopee thì “nở rộ khắp nơi”, quốc gia nào cũng có mặt. Nếu không tập trung thị trường tài nguyên sẽ bị phân tán, khiến lợi nhuận bị phân chia.
“Shopee sử dụng phương pháp chi phí thấp, thậm chí miễn phí để thâm nhập thị trường. Nhưng phương pháp này là một cuộc huyết chiến không thể kéo dài, chỉ cần xem ai có thể cầm cự được lâu hơn, nếu đối thủ cầm cự được thì họ sẽ thua.”
Ông Ngô Sư Hào nói: “Đối với tất cả các chiến lược tiếp thị, sử dụng giá thấp hoặc giao hàng miễn phí không phải là một chiến lược tốt, vì họ chỉ đang rải tiền.”
Những vấn đề Shopee phải đối mặt sau khi bắt đầu tính phí, ngoài việc sự cạnh tranh với các nền tảng thương mại điện tử khác ở Đài Loan, như PChome và Momo, là liệu người tiêu dùng có trả tiền cho giá trị phụ thêm mà họ cung cấp hay không.
Liệu các công ty thương mại điện tử khác của Trung Quốc như Taobao, Tmall… có phải đối mặt với tình trạng ế ẩm như vậy trong nước hay không? Về vấn đề này, ông Ngô Sư Hào cho rằng Taobao và Tmall từng quá nổi tiếng nên đã bị chèn ép. Họ chịu sự ảnh hưởng từ các chính sách thắt chặt của Chính phủ Trung Quốc.
Ông Ngô Sư Hào nói rằng số phận của các nền tảng thương mại điện tử lớn này phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nếu chính phủ không mong muốn những kênh thương mại điện tử mở rộng tới mức khó kiểm soát, họ có thể bắt đầu thắt chặt, kìm hãm đà tăng trưởng của các công ty này.
Ông nói ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài phát hiện ra rằng các chính sách của chính quyền ĐCSTQ có thể thay đổi như lật bàn tay, cấm ngành học thêm dạy thêm là một ví dụ.
Nhất Tín, theo Bloomberg
Lazada, Shopee, Tiki,... không phải nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 91, các sàn thương mại điện tử phải cung cấp cho cơ quan thuế thông tin người bán, doanh thu,... thay vì nộp thuế thay họ.