Công nghệ giúp gì Ukraine trong cuộc chiến với Nga?
Từ đấu giá NFT, vệ tinh Internet đến tiền mã hóa, công nghệ đang được sử dụng theo những cách thức sáng tạo để trợ giúp đất nước Ukraine.
Người dân khắp thế giới sử dụng các công nghệ khác nhau để hỗ trợ người dân Ukraine từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào nước này hồi tháng 2. Một số hãng công nghệ như Google và Microsoft cũng thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế truyền thông nhà nước Nga.
Hỗ trợ ăn ở miễn phí
Xung đột Nga – Ukraine kéo dài đã tạo ra cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng. Tính đến ngày 21/4, đã có hơn 3,5 triệu người tháo chạy khỏi Ukraine từ ngày 24/2, theo ước tính của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn. Trong số các quốc gia láng giềng, Ba Lan đón nhiều người tị nạn Ukraine nhất, tiếp theo là Rumani.
Trước thực trạng này, các hãng công nghệ đã tìm ra nhiều cách để giúp đỡ những đối tượng nói trên. Chẳng hạn, startup lưu trú Airbnb cung cấp chỗ ở tạm thời, miễn phí cho tối đa 100.000 người tị nạn Ukraine. Tính đến ngày 14/3, đã có hơn 36.800 host đăng ký qua Airbnb.org để hỗ trợ chỗ ở, trong đó có hơn 22.300 host mới đăng ký trong 2 tuần (từ 28/3 đến 14/3). Airbnb cũng bắt tay với các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ Đức để kết nối người di cư với các ngôi nhà cho thuê ngắn hạn, không mất tiền.
Stanislav Sabanov, 37 tuổi, người Nga đã mở website Relocation.Ge để giúp người Ukraine tìm nơi trú ẩn tại Georgia, kết nối họ với những chủ nhà sẵn lòng cưu mang họ hay các bác sỹ tư vấn miễn phí, cùng các hỗ trợ khác. Anh cho biết hàng trăm người đã tiếp cận trang web từ khi chiến sự nổ ra. Theo Sabanov, “họ đều có một điểm chung, đó là chống chiến tranh và muốn giúp mọi người tìm lại bản thân họ trong thời điểm khó khăn”. Đó là những tình nguyện viên giúp anh duyệt qua các yêu cầu của mọi người.
Tại Ba Lan, hàng chục ngàn người tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội như “Ukraine, chúng tôi đang giúp bạn” hay “Host a Ssiter”, hỗ trợ chỗ ăn ở, tài chính và đi nhờ xe cho người Ukraine muốn tị nạn tại nước láng giềng. Tại thành phố Poznan, một nhóm 700 thành viên có tên “Kejterski Patro” đề nghị giúp nơi ăn, chốn ở cho những người di cư mang theo chó cưng.
Tiền mã hóa và NFT
Chính phủ Ukraine đã mở một quỹ tiền mã hóa và đăng địa chỉ ví điện tử lên Twitter để kêu gọi sự ủng hộ của người dân toàn cầu. Theo Business Insider, Ukraine huy động được hơn 60 triệu USD dưới mọi hình thức, từ token tiền mã hóa đến token không thể thay thế (NFT) cho quân đội, gia đình ly tán, trẻ em… trong cuộc xung đột. Quyên góp bằng tiền ảo cho tình nguyện viên và các nhóm tin tặc Ukraine cũng tăng mạnh. Một số tổ chức từ thiện nổi tiếng như Save the Children và Mercy Corps cũng cho phép mọi người quyên góp bằng Bitcoin. Save the Children ước tính có khoảng 7,5 triệu trẻ em bị mắc kẹt trong xung đột Nga – Ukraine. Trẻ em không chỉ có nguy cơ ly tán, mà còn có thể bị thương, gián đoạn học tập và gia đình mất thu nhập.
Trong thế giới tiền mã hóa, một số sử dụng NFT – tài sản kỹ thuật số đại diện cho một món đồ điện tử độc nhất vô nhị - để gây quỹ. Chẳng hạn, ban nhạc Pussy Riot của Nga tham gia cùng các nhóm cryto Trippy Labs và UkraineDAO để đấu giá bộ sưu tập NFT cờ Ukraine và quyên góp toàn bộ cho một tổ chức từ chiện địa phương. Mục tiêu của họ hỗ trợ những nạn nhân của cuộc chiến đang diễn ra. Mỗi người tham gia đấu giá sẽ nhận được một token “LOVE”, dù không có tiện ích hay giá trị gì nhưng theo UkraineDAO, nó là một biểu tượng đẹp và là lời nhắc nhở họ đã đóng góp cho một mục tiêu cao cả. Tính tới ngày 22/3, tổ chức đx thu về hơn 6,7 triệu USD nhờ bán được 10.000 NFT quốc kỳ Ukraine.
Duy trì kết nối Internet
Kết nối Internet tại Ukraine bị gián đoạn sau khi Nga tấn công. Moscow cũng thực hiện nhiều biện pháp tại quê nhà như cấm các nền tảng mạng xã hội Twitter, Facebook, Instagram. Để giúp người Ukraine lên mạng, tỷ phú Elon Musk đã kích hoạt dịch vụ vệ tinh Internet Starlink tại Ukraine và gửi hàng ngàn thiết bị đầu cuối đến nước này.
Có nhiều nguyên nhân làm gián đoạn Internet, chẳng hạn mất điện, cáp quang biển gặp sự cố hay bị ném bom. Công nghệ Starlink được người dân và nhà chức trách Ukraine sử dụng tại các khu vực đã mất kết nối Internet. Thiết bị Starlink cũng được gửi tới các công ty công nghệ trong nước giúp họ duy trì kết nối mạng. Tờ Times of London đưa tin một đơn vị Ukraine đã dùng Starlink để kết nối với drone, tấn công quân đội của Nga.
Nhiều hãng công nghệ cũng công bố các biện pháp riêng trước việc Nga tấn công Ukraine. Chẳng hạn, ứng dụng hoán đổi gương mặt Reface bắt đầu gửi thông báo về cuộc chiến đến người dùng, đặc biệt tại Nga, và đóng dấu video bằng quốc kỳ Ukraine, cho thấy sự ủng hộ với đất nước. Meta cấm truyền thông nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc bật tính năng kiếm tiền trên các nền tảng của mình trên toàn cầu. Microsoft và Google cũng làm điều tương tự. Microsoft cho biết sẽ không hiển thị bất kỳ nội dung tài trợ nào của Russia Today và Sputnik News, hạ bậc trên trang tìm kiếm Bing và không đặt quảng cáo trên các website của hai tờ này. Google vô hiệu hóa một số công cụ trên Google Maps cung cấp thông tin trực tiếp về điều kiện giao thông và mật độ tại các địa điểm trong Ukraine vì sự an toàn của cộng đồng.
Du Lam
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
36 triệu người dân có thể dùng Căn cước công dân gắn chip thay thẻ bảo hiểm y tế
icon 0
Bộ Công an đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích hợp 36 triệu dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế lên Căn cước công dân gắn chip phục vụ người dân, cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám, chữa bệnh.
Bộ TT&TT yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video, thư tuyệt mệnh của nam sinh
icon 0
Ba đơn vị thuộc Bộ TT&TT đang phối hợp rà soát, xử lý trường hợp một số cá nhân, tổ chức phát tán, lan truyền thông tin về hình ảnh cá nhân, bức thư của nam sinh Hà Nội tự vẫn.
Giá 17.000 USD, NFT bà Phương Hằng và ông Quyết chưa có người mua
icon 0
Hình ảnh của nhiều nhân vật nổi tiếng được “NFT hóa”, trong đó có bà Nguyễn Phương Hằng và ông Trịnh Văn Quyết, nhưng chúng vô giá trị và không có người mua.
Hacker cuỗm 50 triệu USD tiền ảo rồi yêu cầu nạn nhân đăng ký nhận lại
icon 0
Sau khi đánh cắp số mã hoá thông báo Cashio trị giá khoảng 50 triệu USD, nhóm hacker nói rằng sẽ hoàn trả 1 phần tiền trộm được, vì chúng chỉ “lấy của người giàu”.
MobiFone thực hiện chương trình an sinh xã hội tại Vĩnh Long
icon 0
Sáng 30/3/2022, MobiFone cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Long thực hiện chương trình “Mái ấm MobiFone” và “Trao ngàn học bổng - Thắp triệu ước mơ”, xây nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và trao học bổng cho học sinh, sinh viên giỏi.
5 địa phương tìm kiếm tiền điện tử nhiều nhất Việt Nam
icon 0
Địa phương đứng đầu với số lượt tìm kiếm 'tiền điện tử' gây nhiều bất ngờ, thậm chí còn gấp đôi vị trí thứ 2. 'Bitcoin' cũng là từ khóa thu hút nhiều sự quan tâm của người Việt .
Các chuyên gia trí tuệ nhân tạo ‘lũ lượt’ rời bỏ Meta icon 0
Meta, công ty mẹ của Facebook đang chứng kiến tình trạng chảy máu chất xám khi các chuyên gia trí tuệ nhân tạo (A.I) hàng đầu của hãng lần lượt rời bỏ ‘con tàu’.
Bộ TT&TT ban hành khung tiêu chí xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022
icon 0
Cùng với việc thành lập Hội đồng đánh giá nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, Bộ TT&TT cũng vừa ban hành khung tiêu chí và quy trình xác định các nền tảng số này.
XEM THÊM BÀI VIẾT