Con nhức đầu, giảm thị lực… đi khám mang căn bệnh của người trưởng thành

Chia sẻ Facebook
28/07/2022 20:58:02

Có hiện tượng nhức đầu, mặt đỏ bừng, giảm thị lực, thừa cân…, bé gái 13 tuổi được cha mẹ đưa đi khám bệnh thì phát hiện ra căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn.

Con nhức đầu, giảm thị lực… đi khám phát hiện mang căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn


Bất ngờ với căn bệnh của con

Bé N.T.T.H. (13 tuổi, trú tại Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên than thở với cha mẹ nhức đầu, giảm thị lực. Mẹ của H. còn cho rằng con chơi điện thoại nhiều nên giảm thị lực và có hiện tượng trên.

Mẹ H. cấm điện thoại nhưng hiện tượng mờ mắt, nhức đầu của bé không giảm. Khi đưa con đi viện khám, cả ba mẹ H. đều bất ngờ khi bác sĩ cho biết bé bị tăng huyết áp tiềm ẩn - căn bệnh vốn chỉ gặp ở người lớn tuổi.

Hay trường hợp của bé Đỗ Q.C. (12 tuổi, trú tại Phú Nhuận, TP.HCM) được ba mẹ đưa đi khám vì C. thường xuyên đánh trống ngực, vã mồ hôi.

Mẹ của C. cho biết con trai chỉ cần đi bộ 100 mét là mệt, đánh trống ngực. Gần đây, bé còn có hiện tượng thi thoảng muốn ói nên gia đình đưa đi khám.

Với chẩn đoán tăng huyết áp, cả bố và mẹ bé đều bất ngờ. C. 12 tuổi nhưng nặng hơn 70 kg. Cậu nghiện các thực phẩm là đồ ăn nhanh, nước ngọt. Buổi sáng, ba mẹ đi làm, đồ ăn sáng của C là chai nước ngọt và bánh mì kẹp thịt.

Bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống không lành mạnh chính là tác nhân gây nên tăng huyết áp dù tuổi còn rất trẻ. C. được bác sĩ kê đơn thuốc đồng thời đảm bảo thay đổi lối sống, tập luyện thể dục nhiều hơn.

Ảnh minh hoạ.


BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, bệnh tăng huyết áp có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, thậm chí ở trẻ sơ sinh, đặc biệt nguy cơ cao ở trẻ béo phì.

Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ

BS Phúc cho biết tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân: dị dạng cấu trúc thận bẩm sinh, huyết khối tĩnh mạch thận, bệnh lý mạch máu, hẹp eo động mạch chủ, chấn thương thận cấp tính, nhiễm rubella bẩm sinh, vôi hóa động mạch vô căn,...

Tăng huyết áp ở trẻ lớn có liên quan đến bệnh lý tim mạch, bệnh thận mãn tính, đái tháo đường type 2, tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh tăng huyết áp; thói quen ăn uống chưa khoa học (nhiều muối & dầu mỡ), ít vận động, thừa cân, béo phì…

Theo BS Phúc, bệnh tăng huyết áp ở trẻ không có dấu hiệu đặc trưng nhất định. Một số dấu hiệu như chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, nhìn kém,... có thể cảnh báo tình trạng tăng huyết áp.

Nếu trẻ đã xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, giảm thị lực, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, vã mồ hôi… nghĩa là trẻ đang ở trong tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp.


'Với tăng huyết áp kéo dài không triệu chứng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm như suy tim, suy thận, đột quỵ hay mất thị lực' BS Phúc cho biết.

Với trẻ tăng huyết áp, bác sĩ khuyến cáo trẻ cần có dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa ít béo, các loại hạt và đậu. Hạn chế tối đa sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, chất béo có hại hay muối (chỉ dùng 1 - 2 g/ngày cho trẻ 4 - 8 tuổi; 1,5 g/ngày cho trẻ lớn hơn).Tăng cường vận động: nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Trẻ có tiền sử gia đình tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá…

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có nhiều muối hoặc đồ ăn ngọt, hạn chế các món rán, xào nhiều dầu mỡ. Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hoà như mỡ động vật (trừ mỡ cá), da, lòng phủ tạng, lòng đỏ trứng. Tránh thức ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, trẻ cần được nghỉ ngơi, vui chơi vận động vừa sức, dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, khám đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa.

Cách đo huyết áp cho trẻ: Máy đo huyết áp phải có kích thước bóng hơi (dùng để quấn quanh tay) phải phù hợp với trẻ, không quá lớn, cũng không quá bé. Trẻ cần nghỉ ngơi thoải mái 10-15 phút trước khi đo HA. Khi đo huyết áp cho trẻ nên để trẻ nằm yên tĩnh, không khóc. Thông thường, cần tiến hành đo ở cả hai tay vì ở những trẻ bị hẹp eo động mạch chủ, huyết áp tay trái thường bị giảm hơn.

Tin Cùng Chuyên Mục

Căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ, có vắc xin phòng nhưng đắticon0Một mũi vắc xin giá từ 1,5 tới 2 triệu đồng không phải gia đình nào cũng có thể tiếp cận để tiêm cho con gái của mình.

Quan hệ tình dục bừa bãi khiến nhiều người Việt mắc căn bệnh này

icon 0

Hiện vẫn còn nhiều trường hợp viêm gan B không tuân thủ điều trị nên đã có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như suy gan cấp, xơ gan cổ chướng, ung thư gan. Trường hợp sản phụ ở Hải Dương là điển hình.

Những món ăn 'đánh bay' cúm mùa ở ngay trong gian bếp

icon 0

Người mắc cúm A thường mệt mỏi và chán ăn, tình trạng này khiến cho quá trình hồi phục lâu hơn rất nhiều. Vậy người mắc cúm A nên ăn gì cho mau bình phục?

Vì sao cholesterol được coi là 'tội đồ' sức khỏe của con người?icon0Cơ thể có hàng chục nghìn chất khác nhau nhưng cholesterol luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, được nhắc đến nhiều nhất.

Ăn theo cách này, bạn không lo bệnh tật 'gõ cửa'icon0Từ xưa dân gian vẫn quan niệm bệnh từ miệng mà vào, sức khoẻ của cơ thể phản ánh qua những gì bạn đã ăn vào.

Thai phụ bị sốt đi khám phát hiện mắc liền lúc cả sốt xuất huyết và cúm Aicon0Cúm A và sốt xuất huyết đều nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Thực hư virus đậu mùa khỉ lây qua đường tình dục?

icon 0

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ. Hiện đã có hơn 167 nghìn ca mắc ở các quốc gia trên thế giới.

Mắc những bệnh này, bạn tuyệt đối không nên ăn thịt bò

icon 0

Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, thịt bò cũng được xếp vào nhóm thịt đỏ, ăn nhiều quá lại tác dụng ngược.

Lý do bất ngờ khiến chị em viêm phụ khoaicon0Khi một chiếc yên xe nóng quá mức, phụ nữ ngồi lên đó trong một thời gian sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa…

Người đái tháo đường có nên ăn miến thay cơm?

icon 0

Đoạn tuyệt đồ ngọt, ăn miến thay cơm, ăn khoai lang nướng thay luộc…là những sai lầm mà hầu như người mắc đái tháo đường nào cũng gặp phải.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook