Con của giáo sư nổi tiếng nhưng không học trường top đầu, kết quả văn hóa thấp tệ: 'Chính chủ' nói gì?
Không có đứa trẻ nào sinh ra đã là thiên tài, cha mẹ thông thái là người biết cách chấp nhận sự "bình thường" của con.
Lý Mai Cẩn là giáo sư giảng dạy tại Đại học Công An Nhân Dân Trung Hoa, phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên. Từ khi còn trẻ, bà đã tham gia vào nghiên cứu tâm lý tội phạm vi và tâm lý thanh thiếu niên.
Bà đề xuất rằng việc phòng ngừa tội phạm nên bắt đầu từ việc giáo dục trẻ vị thành niên. Ngoài ra bà còn cho xuất bản liên tiếp sách giáo khoa "Tâm lý học tội phạm" và chuyên khảo "Nghiên cứu tâm lý tội phạm"...
Giáo sư Lý Mai Cẩn được biết đến là "một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực tâm lý tội phạm của Trung Quốc". Trong những năm qua, bà hỗ trợ cảnh sát trong nhiều vụ án và đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vụ án hóc búa.
Không chỉ vậy, việc phân tích tâm lý của những kẻ tình nghi trong các vụ án lớn và nghiêm trọng khác nhau cũng cho phép công chúng phản ánh mối liên hệ nội tại giữa giáo dục gia đình và sự trưởng thành và phát triển của trẻ vị thành niên.
Hướng nghiên cứu chính của bà là tâm lý học vị thành niên. Nhờ đó, bà đã có những đóng góp không hề nhỏ đối với lĩnh vực giáo dục.
Con của giáo sư có thành tích ra sao?
Giáo sư Lý Mai Cẩn có một cô con gái hiện đang công tác tại một trường đại học với tư cách là một giáo viên dạy nhạc.
Có thể nói đối với những gia đình bình thường, việc có con cái là giảng viên đại học là điều rất đỗi hạnh phúc. Tuy nhiên khi nhìn vào con gái của Lý Mai Cẩn, phần lớn mọi người đều không cho là vậy! Đứng sau ánh hào quang lớn của mẹ như vậy, thành tích của con gái kỳ thực không thể đáp ứng được sự kỳ vọng của mọi người.
Kể từ khi một số thông tin về con gái Lý Mai Cẩn được công khai một số cư dân mạng bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng nuôi dạy con cái của bà. Họ tin vào những lý thuyết về nuôi dạy con trẻ đã được đúc kết bao năm của nữ giáo sư nhưng khi nhìn vào con gái bà họ lại đặt một dấu chấm hỏi lớn!
Lý Mai Cẩn đã lên tiếng giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Theo bà, từ nhỏ điểm số của con gái ở các lớp văn hóa tương đối kém. Bà cũng đã thử nhiều phương pháp nhưng không có kết quả. Trong trường hợp này, giáo sư đã chọn cách chấp nhận thực tế và thay đổi dần cách nuôi dạy con cái.
Qua thời gian dài quan sát, Lý Mai Cẩn nhận thấy con gái mình có năng khiếu âm nhạc. Cô bé cũng đặc biệt thích ca hát và nhảy múa. Vì vậy, bà quyết định để cho con mình phát triển theo hướng nghệ thuật.
Với sự hỗ trợ của mẹ, con gái Lý Mai Cẩn bắt đầu học nhạc. Hiện tại, cô dù chưa thể trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước nhưng lại có thể trở thành một giáo viên dạy nhạc của trường đại học. Đây có thể coi là thành quả nhất định cho những nỗ lực nuôi dạy con của giáo sư Lý trong suốt nhiều năm qua.
Như chính Lý Mai Cẩn đã nói: "Tôi thà rằng không cho con vào một trường đại học nổi tiếng nhưng phải khiến con mình được sống hạnh phúc."
Vậy Lý Mai Cẩn là người thành công hay thất bại khi nuôi dạy con?
So với thành tích của Lý Mai Cẩn, thành tích của con gái bà quả thực kém xa. Nhưng nhìn từ khía cạnh khách quan, có thể trở thành giáo viên dạy nhạc của trường đại học là điều khá đáng nể. Vì vậy, phương pháp nuôi dạy con cái của Lý Mai Cẩn vẫn rất thành công.
Giáo sư Lý Mai Cẩn đã đạt được một điều mà nhiều bậc cha mẹ không thể, đó là chấp nhận sự bình thường của con cái. Mỗi đứa trẻ sinh ra có những khả năng khác nhau.
So với thần đồng thực sự, hầu hết trẻ em đều có xuất phát điểm bình thường. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn không muốn chấp nhận điều này và vẫn tin rằng họ có thể nuôi dạy con mình lên trở thành thiên tài!
Lối tư duy này không chỉ dễ khiến trẻ bị áp lực cạnh tranh quá lớn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của họ. Sau khi nhận ra điều này, giáo sư Lý Mai Cẩn đã chấp nhận thực tế rằng thành tích của con mình trong lớp học văn hóa không tốt bằng các bạn cùng lớp khác.
Làm thế nào để có thể "dạy học theo năng khiếu"?
1. Khám phá những điểm sáng của trẻ
Trẻ nhỏ có thể không có hiểu biết đặc biệt rõ ràng về bản thân và có thể không kịp thời phát hiện ra lợi thế của chúng là gì. Vì vậy, ngay từ sớm, cha mẹ hãy giúp con khám phá những điểm sáng của bản thân, đồng thời trau dồi sở thích của con để khiến con tự tin hơn.
Cha mẹ nên tuân theo nguyên lý "nhìn nhiều, học nhiều và trải nghiệm nhiều hơn". Khuyến khích trẻ cố gắng nhiều trong mọi việc, để có thể đánh giá chính xác khía cạnh nào của trẻ tài năng hơn, từ đó phát hiện ra điểm sáng của bản thân.
2. Tôn trọng sở thích của con
Cùng với sự lớn lên của tuổi tác, trẻ sẽ dần bước ra khỏi vùng an toàn của gia đình và hòa nhập với nhiều bạn bè hơn trong trường. Ở giai đoạn này, đứa trẻ sẽ bắt đầu hứng thú với một số thứ và hy vọng sẽ biết nhiều hơn về nó.
Cha mẹ nên tôn trọng sở thích của con cái, và hạn chế đánh giá tốt hay xấu của việc phát triển sở thích dựa trên cảm tính chủ quan của trẻ. Nếu không, sự nhiệt tình của trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tất nhiên, không phải sở thích nào cũng phù hợp với con. Vì vậy, khi thể hiện sự tôn trọng, cha mẹ cũng nên giúp trẻ làm tài liệu tham khảo. Đồng thời loại trừ kịp thời những sở thích không phù hợp với sự phát triển của trẻ để tránh những thất bại sau này và khiến trẻ mất tự tin về bản thân.
3. Lắng nghe ý kiến của con một cách kiên nhẫn
Sau khi bước vào tuổi vị thành niên, suy nghĩ của trẻ sẽ ngày càng độc lập hơn, lúc này trẻ không chỉ có những suy nghĩ riêng mà còn không muốn cha mẹ can thiệp thái quá vào suy nghĩ của mình. Lúc này, để tránh đi đường vòng, cha mẹ phải kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con cái.
Một mặt, lắng nghe câu nói của con có thể nắm bắt chính xác nhất suy nghĩ của con, giúp ích cho việc giáo dục sau này. Mặt khác, kiên nhẫn lắng nghe có thể khiến con cảm thấy cha mẹ tôn trọng mình, giúp duy trì mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Theo 163