"Cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương có thể đối mặt hình phạt nào, liệu có được giảm án?

Chia sẻ Facebook
17/11/2024 04:13:36

Ngày 15/11/2024 Báo Đời sống Pháp luật đưa tin ""Cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương có thể đối mặt hình phạt nào, liệu có được giảm án?" với nội dung như sau:

Ngày 14/11, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam người mẫu Andrea Aybar (còn gọi là Nguyễn Thị An hay An "Tây"), Nguyễn Trung Hiếu (ca sĩ Chi Dân), Nguyễn Đỗ Trúc Phương, về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngày 14/11, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam người mẫu Andrea Aybar (còn gọi là Nguyễn Thị An hay An "Tây"), Nguyễn Trung Hiếu (ca sĩ Chi Dân), Nguyễn Đỗ Trúc Phương, về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. "Cô tiên từ thiện" Trúc Phương bị thu hồi giải thưởng Thanh niên sống đẹp "Cô tiên từ thiện" Trúc Phương giàu có cỡ nào trước khi bị bắt? "Cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương vừa bị bắt là ai?

Ngày 14/11, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết qua mở rộng chuyên án mua bán, vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam qua đường hàng không (chuyên án VN10), cơ quan Công an đã khởi tố, bắt Nguyễn Trung Hiếu (tức ca sỹ Chi Dân, sinh năm 1989), Nguyễn Thị An (người mẫu, diễn viên Andrea Aybar, còn gọi là An Tây, sinh năm 1995), Nguyễn Đỗ Trúc Phương (một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội - Tiktoker, sinh năm 1994 thường được biết đến với tên gọi "cô tiên từ thiện") cùng nhiều người khác để điều tra làm rõ về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Các lệnh và quyết định trên được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật Sư Tinh Thông Luật cho biết: Hiện nay, tình trạng người nghiện và sử dụng ma túy diễn ra phổ biến, có dấu hiệu ngày càng gia tăng và phức tạp.


Các đối tượng tại cơ quan công an

Theo luật sư Bình, một số đối tượng đã sử dụng vũ trường, quán bar, nhà nghỉ để sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép ma túy, mua bán, trao đổi trái phép ma túy... thậm chí là sử dụng ma túy khi tham gia giao thông. Tác hại của ma túy là rất nặng nề, nguy hiểm, tạo ảo giác, tổn hại sức khỏe của bản thân người sử dụng và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người khác; gây mất trật tự an toàn xã hội.

Luật sư Bình cho biết, cả 3 đối tượng gồm người mẫu Andrea Aybar (còn gọi là Nguyễn Thị An hay An "Tây"), Nguyễn Trung Hiếu (ca sĩ Chi Dân), Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị khởi tố và bắt tạm giam về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng này có thể đối diện với khung hình phạt tù từ 2 năm đến 20 năm, thậm chí tù chung thân theo quy định tại điều 255 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, các đối tượng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Riêng đối với trường hợp của người mẫu An Tây bị khởi tố thêm tội danh Tàng trữ trái phép chất ma túy, người này có thể đối diện với khung hình phạt tù từ 1 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định tại điều 253 Bộ luật hình sự.


Nguyễn Đỗ Trúc Phương (hay còn gọi là "cô tiên từ thiện") bị bắt vì liên quan đến ma tuý

Còn đối tượng Nguyễn Đỗ Trúc Phương (hay còn gọi là "cô tiên từ thiện") thường xuyên có các hoạt động từ thiện, ủng hộ đồng bào khó khăn, khi xét xử về các tội danh có liên quan đến ma túy những việc làm nhân đạo, từ thiện của Trúc Phương sẽ được các cơ quan chức năng xem xét, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi lượng hình.


Các căn cứ pháp lý

Theo Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, pháp luật nghiêm cấm các hành vi như tàng trữ, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy...

Giả sử cơ quan chức năng kết luận đối tượng có hành vi tàng trữ, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà đối tượng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Về xử lý vi phạm hành chính: Theo khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm a, d khoản 8 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

Đồng thời, người vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và trục xuất nếu là người nước ngoài.

Về xử lý hình sự: Nếu hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo Điều 249 và Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa có quy định về xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy), cụ thể: Theo Điều 249 của Bộ luật này quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên...

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Còn theo Điều 255 của Bộ luật này quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với người đang cai nghiện; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây bệnh nguy hiểm cho người khác; tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; đối với người dưới 13 tuổi.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, trong trường hợp của diễn viên An Tây còn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra, trên cơ sở đó mới có thể xác định được tội danh và hình phạt tương ứng.

Ngày 15/11/2024 Báo Dân trí cũng đưa tin "Chăm làm từ thiện, "cô tiên" Trúc Phương có được giảm nhẹ trách nhiệm?" với nội dung như sau:

Công an TPHCM đang tạm giam người mẫu Andrea Aybar (tức An "Tây" hay Nguyễn Thị An), Nguyễn Trung Hiếu (ca sĩ Chi Dân) và Nguyễn Đỗ Trúc Phương về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong 3 bị can, Trúc Phương được biết đến với biệt danh "cô tiên" từ thiện khi đã kêu gọi hỗ trợ cho khoảng 100 người, với số tiền dưới 10 tỷ đồng. Trong đó, có các trường hợp đặc biệt như "Chú Hải chạy xe ôm", "ông Minh cô đơn", "anh Phạm Văn Tâm (ngụ Tây Ninh) bị rắn hổ mang chúa cắn vì liều mình đi bắt rắn kiếm tiền đóng học cho con", "ngư dân bị hành hạ dã man trên tàu cá"...

Riêng trường hợp "ngư dân bị hành hạ dã man trên tàu cá", Phương đã kêu gọi quyên góp được hàng tỷ đồng, có thời điểm chỉ trong vòng 1 giờ, số tiền ủng hộ đã được 700 triệu đồng.

Trước thông tin sự việc, nhiều độc giả Dân trí thắc mắc, Trúc Phương có thể được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhờ quá trình hoạt động từ thiện trước đó.


Trúc Phương tại cơ quan công an (Ảnh: Thuận Thiên).

Giải đáp băn khoăn của độc giả, luật sư Trần Hoàng Linh (Công ty Luật Bizlawyer & Partners, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội có thể được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp như tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; người phạm tội tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác hay là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ...

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều này, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Như vậy, có thể thấy việc tích cực tham gia từ thiện hoặc các công tác xã hội khác không mặc định được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, tình tiết giảm nhẹ "người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác" sẽ được xem xét áp dụng đối với người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua.

Do đó, về lý thuyết, người phạm tội tích cực tham gia từ thiện có thể không mặc định được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Dẫu vậy, trong trường hợp có nhiều bằng khen, giấy khen, được các cơ quan, tổ chức ghi nhận công lao đóng góp, người phạm tội vẫn có quyền cung cấp những tài liệu, chứng cứ này tới các cơ quan tiến hành tố tụng để được xem xét ghi nhận tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Việc xem xét có áp dụng tình tiết giảm nhẹ hay không sẽ do Hội đồng xét xử đánh giá, quyết định. Nếu ghi nhận đây là tình tiết giảm nhẹ, HĐXX phải ghi nhận trong bản án và ghi rõ lý do.

Đồng thời, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ xem xét, đánh giá để áp dụng các tình tiết tăng nặng cũng như áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong trường hợp người phạm tội có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên, HĐXX có thể áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà người phạm tội có thể bị truy tố.

Trường hợp người phạm tội bị truy tố ở khung hình phạt nhẹ nhất, HĐXX có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Chia sẻ Facebook