Có thói quen ăn tiết canh, người đàn ông bị sán làm tổ trong não

Chia sẻ Facebook
08/06/2023 13:09:14

Bệnh nhân có tiền sử động kinh cách đây 5 năm đang kiểm soát bằng thuốc, có thói quen ăn tiết canh lợn.


Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, vừa qua, khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân S.V.T, 55 tuổi, trú tại Châu Lộc, Quỳ Hợp, vào viện với tình trạng thất ngôn và không vận động được nửa người bên phải.

Theo thông tin ban đầu cách ngày vào viện 2 tháng, bệnh nhân thường nhức đầu nhẹ sau đó có biểu hiện méo miệng về bên phải, tay và chân phải yếu dần, không cử động được, kèm theo các cơn động kinh xuất hiện dày hơn, không kiểm soát được bằng thuốc.

Bệnh nhân đến Bệnh Viện đa khoa Tây Bắc khám và triều trị nhưng bệnh ngày càng nặng nên được chuyển sang Bệnh Viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được làm các xét nghiệm cần thiết cho kết quả, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng và xét nghiệm ELISA chẩn đoán ấu trùng sán lợn Cysticercosis đều dương tính, chụp cắt lớp vi tính não cho thấy có nhiều ổ ổ giảm tỷ trọng kèm phù não lớn vùng bán cầu trái. Các bác sĩ chuẩn đoán bệnh nhân mắc Hội chứng tăng áp lực nội sọ do ấu trùng sán dây lợn trên hệ thần kinh.

Được biết, sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể tự chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt bình thường và được cho xuất viện.

Trước đó, cũng có người đàn ông thường xuyên ăn tiết canh bị sán làm tổ trong não.

him chụp cắt lớp vi tính sọ não trước khi phẫu thuật. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam.


Theo Sức khỏe & Đời sống, bệnh nhân là anh Lô Văn S. (38 tuổi, ngụ tại Qùy Hợp) bị đau đầu triền miên, liệt nửa người, khi nhập viện đã được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An phát hiện có sán trong não.

Theo lời kể của bệnh nhân trước khi nhập viện, một tháng, bệnh nhân S. xuất hiện những cơn đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, uống thuốc giảm đau không hiệu quả. Cách đây 1 tuần, bệnh nhân đau đầu nhiều, buồn nôn, sốt, tê yếu nửa người, tri giác chậm, nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu.

Kết quả chụp CT não cho thấy có 5 ổ sán nằm rải rác trong não, trong đó có một ổ sán lớn trên đỉnh của bệnh nhân gây phù não. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa để lấy được trọn vẹn ổ nang sán khỏi não.

Sau mổ, bệnh nhân hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị thuốc đặc trị sán.

Bệnh nhân tái khám sau một tháng sau mổ trong tình trạng không liệt, không đau đầu, không xuất hiện các cơn động kinh. Chụp cắt lớp vi tính não cho thấy khối tổn thương lớn bên trái đã lấy hết, xét nghiệm phân ký sinh trùng và test ELISA về ký sinh trùng đều âm tính.


Theo các bác sĩ nhận định, bệnh nhân mắc bệnh sán dây lợn chủ yếu do: ăn phở lợn (bò) tái; thịt lợn hun khói, thịt lợn thui chưa được chín; thói quen ăn tiết canh lợn. Hoặc gặp ở những bệnh nhân sống trong cộng đồng mà ở đó thường có tập quán nuôi lợn thả rong hay gặp ở các vùng miền núi Nghệ An , các vùng dân tộc thiểu số sinh sống,…

Để phòng ngừa bệnh do sán dây lợn, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Chú ý giữ vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi.

Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn thịt lợn, các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo…), đặc biệt tránh xa thịt lợn gạo và không ăn rau sống...


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook