Có Thể Bạn Chưa Biết: 5 địa điểm cấm du khách chụp ảnh

Chia sẻ Facebook
15/08/2022 23:45:35

Nổi tiếng với những bức bích họa: Phán Xét Cuối Cùng của Michelangelo, Sự Sáng Tạo của Adam và Bữa Tối Cuối Cùng của Cosimo Rosselli, nơi này bị cấm chụp hình hay quay phim và nếu du khách bị bảo vệ phát hiện, họ được quyền xóa hết hình ảnh và thậm chí là đuổi bạn ra ngoài.

Một số nơi trên thế giới cấm chụp ảnh hoặc quay phim máy bay quân sự, xe tăng, tàu hải quân và các phương tiện quân sự, quân nhân, căn cứ, kho lưu trữ vũ khí,...


5. Chụp hình gấu trúc ở Tứ Xuyên, Trung Quốc


Các nhà chức trách ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm chụp ảnh những con gấu trúc tại đây. Quy tắc này được đưa ra nhằm ngăn chặn những phần tử có ý đồ xấu với loài động vật đang nằm trong danh sách sắp bị diệt chủng này. Mặc dù quy tắc này đã gây phẫn nộ với phần lớn du khách nhưng dù sao, để bảo vệ những chú gấu trúc được an toàn, lệnh cấm này cũng có được phần lớn ý kiến số đông ủng hộ.


4. Quán bar ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Golden Gai nằm ở quận Shinjuku Shinjuku, nơi này nổi bật với những quán bar siêu nhỏ, đôi khi chỉ đủ chứa 5 - 6 người đã tính cả nhân viên. Tất cả những quán này đều nằm trên một con hẻm siêu hẹp. Theo như những bảng cảnh báo ở đây thì du khách không được phép chụp hình, mọi hình thức ghi ảnh lại đều bị cho là bất hợp pháp ở nơi này. Thế nên nếu muốn ghi lại những khoảnh khắc say sưa thì chắc chỉ có thể... chụp lén mà thôi.


3. Nhà nguyện Sistine, Vatican, Ý


Mặc dù một dự án phục hồi các tác phẩm trong nhà nguyện Sistine được diễn ra khi các quan chức Vatican đã xin nguồn tài trợ từ bên ngoài và những nhà tài trợ có quyền được chụp ảnh, quay phim những tác phẩm họ đã tài trợ khôi phục. Tuy nhiên, phần lớn tác phẩm thuộc độc quyền sở hữu của nhà nguyện thì vẫn giữ lệnh cấm. Nguyên nhân được đưa ra là vì đèn flash có thể gây ra các tổn hại các tác phẩm nghệ thuật vô giá này.


2. Tháp Eiffel buổi tối, Paris, Pháp


Có một luật gọi là luật bản quyền tại Châu Âu, rằng các tác phẩm được bảo vệ trọn đời của nghệ sĩ và cộng thêm 7 thập kỉ nữa. Gustave Eiffel đã mất năm 1923 và sau 70 năm, công trình vĩ đại này trở thành công trình công cộng năm 1993. Tuy nhiên, đèn và máy chiếu trên tháp thì chỉ mới được lắp năm 1985 bởi Pierre Bideau . Thế nên, tháp Eiffel về đêm chính thức công nhận là một tác phẩm nghệ thuật và có bản quyền sở hữu của tác giả.


Thế nên, để không phải phạm luật, bạn chỉ có thể chụp ảnh cùng tháp Eiffel vào ban ngày mà thôi. Đừng vì thiếu hiểu biết mà phải mang họa nhé!


1. Chụp ảnh ở đất nước Triều Tiên


Quốc gia bí ẩn nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi ở Triều Tiên, việc chụp hình bị kiểm soát rất chặt chẽ. Một nhiếp ảnh gia tên là Carl Court đã dành một tuần ở đất nước này ghi lại khoảnh khắc cuộc sống của những người ở đây. Để làm được điều này, anh phải trải qua sự kiểm soát gắt gao để có thể biết được nơi nào anh được chụp và nơi nào không được phép.


Một trong những nguyên tắc lớn nhất là chỉ chụp những bức ảnh có chứa khung hình và biểu tượng của Kilm Il-sungKim Jong-Il : bức tượng hay hình ảnh của họ tuyệt đối không được cắt chân hay làm mờ, nếu không, có thể bạn đã phạm luật ở quốc gia này.

Dù không có ý đồ gì đen tối nhưng các bức hình có hình ảnh nhạy cảm cũng có thể khiến khách du lịch gặp rắc rối tại nơi thờ cúng, sân bay, bảo tàng và phòng trưng bày, cầu, đường hầm và nhà ga, các tòa nhà và các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Vì vậy du khách có thể phạm tội mà thậm chí không hề nhận ra điều đó. Mong rằng thông tin này thực sự bổ ích giúp độc giả có thêm kiến thức để không phải gặp rắc rối trong chuyến du lịch của mình.

Chia sẻ Facebook