Có tài nghệ mà không dễ dàng hiển lộ là cái nhẫn của bậc trí giả

Chia sẻ Facebook
22/08/2022 14:58:05

Người có tài nghệ thực sự thì giống như Hoàng Chung, Đại lữ, không có va chạm thì sẽ không phát ra tiếng vang.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Trong phần “Tài kỹ chi nhẫn” của cuốn “Khuyến nhẫn bách châm” có nội dung: “Hiển lộ tài hoa quá mức để khoa trương bản thân là biểu hiện của khí lượng (sự nhẫn chịu) nhỏ hẹp và kiến thức nông cạn”. Cho nên, có tài trí, có năng lực mà có thể nhẫn chịu được không tùy tiện hiển lộ ra là điều vô cùng quan trọng.

(Tranh minh họa: Winnie Wang, Vision Times tiếng Trung)

Xưa nay, người có học vấn uyên bác, tuy rằng bản thân đầy kinh nghiệm và tài trí nhưng vẫn luôn giữ tâm khiêm tốn giống như một người bình thường. Người học vấn nông cạn lại thường nóng lòng tự khoa trương bản thân, phô diễn chính mình, e sợ người khác không biết đến chút học vấn của mình, từ đó mà chuốc tai họa.

Có một điển cố về cái chết của Bồn Thành Quát được ghi trong “Mạnh Tử. Tận tâm hạ” như sau: Bồn Thành Quát là người thời Chiến Quốc, là đệ tử của Mạnh Tử. Bồn Thành Quát có chút tài trí, thường dựa vào sự khôn ngoan của mình mà biết được những riêng tư của người khác, nhưng đọc sách không đến nơi đến chốn. Bởi vậy, Mạnh Tử thường khai đạo thêm cho ông ta, vừa khuyên dụ vừa phê bình. Bồn Thành Quát cảm thấy không vui nên đã thôi học. Về sau, ông ta sang nước Tề du học và được Tề Tuyên Vương tán thưởng, vì thế được làm quan nước Tề.


Mạnh Tử biết tin Bồn Thành Quát làm quan nước Tề thì thở dài nói: “Bồn Thành Quát không sống lâu được rồi!” Có một số học trò cảm thấy không vui, vì sao học trò được làm quan mà thầy đã không vui lại nói lời như vậy.

Không lâu sau, Bồn Thành Quát quả nhiên bị Tề Tuyên Vương xử tử. Nguyên do là sau khi Bồn Thành Quát trở thành quan nước Tề vì muốn được thăng chức nhanh chóng nên thường dựa vào một chút khôn vặt của mình mà tìm kiếm những việc riêng tư của các quan viên khác từ đó tâu lên Tề Tuyên Vương. Hơn nữa, ông ta cũng là người tham công cầu lợi, phàm là những việc mang lại lợi ích cho bản thân thì đều nhanh chân tranh giành trước.

Một thời gian sau, Bồn Thành Quát trở thành đối tượng bị tất cả các quan viên trong triều phỉ báng, ai ai cũng đều chán ghét và trở thành người đối đầu với ông ta. Sau khi Tề Tuyên Vương hiểu rõ được con người Bồn Thành Quát và những việc làm của ông ta thì vô cùng căm tức. Hơn nữa, trong triều đình lại có nhiều đại thần chủ trương thực hiện nghiêm trị, cho nên Bồn Thành Quát cuối cùng bị xử tử.


Các học trò của Mạnh Tử hỏi ông: “Vì sao thầy biết trước được Bồn Thành Quát sẽ bị chết?”


Mạnh Tử đáp rằng: “Bồn Thành Quát có chút thông minh nhưng lại chưa từng nghe qua đại đạo làm người của bậc quân tử, điều này đủ để thu nhận họa sát thân rồi!”

Đại đạo mà Mạnh Tử nói đến chính là đạo nhân nghĩa và đức lễ nhượng khiêm tốn. Người tự cho mình là thông minh nhanh nhạy, tài trí hơn người nhưng lại không nỗ lực học tập thì thường thường sẽ bỏ cuộc giữa chừng, nóng nảy vội vã, dựa vào chút khôn vặt của bản thân mà kiêu ngạo, làm xằng làm bậy. Người có một chút tài trí lại không thực học, không tu dưỡng bản thân thì hoàn toàn dễ dàng gây tai họa, sát thân bỏ mạng. Người chân chính tài trí lại có đại đạo trong tâm thì trái lại, họ khiêm cung lễ nhượng, làm hết bổn phận mà không tham công, không trục lợi. Đó cũng chính là điều người xưa gọi là “Đại trí giả ngu”.


Trong “Tài kỹ chi nhẫn” cũng viết: “Bất khấu bất minh giả, hoàng chung đại lữ; hiêu hiêu quát nhĩ giả, đào bồn ngõa phủ” . Ý nói, người có nội hàm, có tu dưỡng, có tài nghệ thực sự thì giống như Hoàng Chung, Đại lữ, không có va chạm thì sẽ không phát ra tiếng vang. Người có học vấn nông cạn thường thích khoe khoang, giống như đồ sành đồ sứ, luôn phát ra âm thanh ồn ào náo động.


“Tài kỹ chi nhẫn” còn có câu rằng : “Uẩn tàng đãi giới giả, thiên kim bất thụ; khiếu huyễn thị hạng giả, nhất tiễn khả mậu”. Mỹ ngọc có giá trị thường được cất kỹ giấu kín, cho dù được trả với số tiền lớn người ta cũng không dễ dàng bán ra, còn những thứ được giao bán trên đường phố thì chỉ cần có một chút tiền cũng có thể mua được.


Lão Tử cũng từng giảng: “Đại biện nhược nột, đại xảo nhược chuyết” , người có tài năng biện luận cao siêu thoạt nhìn lại giống như người chất phác, chậm chạp không biết ăn nói. Người chân chính thông minh, biểu hiện lại giống như người vụng về ngốc nghếch. Trong “Hậu Hán Thư. Chu phù truyện” có ghi chép một điển cố: Thời Đông Hán, đại tướng Bành Sủng phò tá Lưu Tú giành chính quyền. Khi Lưu Tú lên ngôi là Quang Vũ đế, bộ hạ cũ của ông là Ngô Hán, Vương Lương đều làm đến tam công, mà Bành Sủng thì không được phong chức gì cả. Bành Sủng ấm ức không vui, than rằng: “ Công của ta đáng được làm vương, ấy thế mà, bệ hạ quên ta rồi chăng?” Bành Sủng không phục bị trưởng quan U Châu là Chu Phù điều phái nên muốn tạo phản. Chu Phù viết thư cho Bành Sủng nói rằng, ở Liêu Hà có một nông phu, bởi vì trong nhà có một con lợn có lông đầu bạc trắng nên muốn hiến cho Hoàng đế. Nhưng khi ông ta đi đến vùng Liêu Đông thì phát hiện ra tất cả những con lợn ở đó đều có lông bạc trắng nên đành đem lợn quay trở về. Ngươi cũng giống như nông phu kia mà thôi.

Trong “Tam giới. Kiềm chi lư” có ghi lại câu chuyện, trước đây ở vùng đất Quý Châu không có một con lừa nào. Có người đã mang một con lừa từ nơi khác đến nuôi dưỡng ở dưới chân núi. Một con hổ nhìn thấy con lừa có bộ dạng rất lớn thì tưởng là Thần nên sợ hãi không dám đến gần. Sau này, con hổ để ý thấy con lừa ngoài việc chỉ có thể lớn tiếng kêu, hay chỉ biết đá chân ra thì không có bản lĩnh nào khác. Vì thế, con hổ đã bổ nhào đến cắn chết con lừa.

Hai câu chuyện xưa đều ngắn gọn mà “lời ít ý nhiều”, khuyên răn mọi người phải thường giữ trong tâm lễ nhượng và khiêm tốn, không nên hiển thị bản thân. Những tri thức mà một người có kỳ thực đều là hữu hạn, thậm chí là nông cạn. Nếu một người, có chút tài trí mà đã vội thể hiện bản thân, khoa trương, kiêu ngạo thì chỉ có thể chiêu mời tai họa mà thôi.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

“Không hiển thị bản thân” là cảnh giới tinh thần cao thượng

Chia sẻ Facebook