Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) có kế hoạch cấm giao dịch tiền mã hóa

Chia sẻ Facebook
27/10/2022 16:44:51

Tới đây các nhà khai thác tiền điện tử Singapore sẽ không thể cung cấp giao dịch đòn bẩy cho các nhà đầu tư, cũng như không thể đưa ra các ưu đãi như tiền điện tử miễn phí để thu hút các nhà đầu tư.

Đây là một số biện pháp do Cục Quản lý Tiền tệ Singapore đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro mà các nhà đầu tư tiền mã hóa phải đối mặt. Ngày 26/10, MAS đã trưng cầu ý kiến ​​của công chúng về cách giảm tác động của giao dịch tiền điện tử đối với các nhà đầu tư bán lẻ, đồng thời công khai tham vấn về khuôn khổ giám sát quản lý tiền tệ.

Theo tuyên bố mới nhất và tài liệu tham vấn do Monetary Authority of Singapore (Cục Quản lý Tiền tệ Singapore, MAS) ban hành, các giao dịch tiền điện tử thông qua các khoản vay hoặc đòn bẩy có thể gây ra tổn thất lớn hơn. MAS đề xuất, các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số Digital Payment Token (DPT) không được phép giao dịch tiền mã hóa thông qua đòn bẩy và các nhà đầu tư không được phép sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để mua tiền mã hóa.

Các nhà khai thác cũng không được phép cung cấp các ưu đãi cho các nhà đầu tư, chẳng hạn như tiền mã hóa miễn phí, vì các ưu đãi có thể khiến các nhà đầu tư mua tiền mã hóa mà không hiểu đầy đủ về các rủi ro.

Cục Quản lý Tiền tệ Singapore yêu cầu các nhà khai thác phải đảm bảo rằng các nhà đầu tư có hiểu biết đầy đủ về các rủi ro của dịch vụ DPT trước khi cung cấp bất kỳ dịch vụ nào.

Khi thực hiện đánh giá nhận thức rủi ro, những người thực hành cần xem xét giá tiền mã hóa biến động và mọi khoản lỗ, tính thanh khoản kém trong các giao dịch tiền mã hóa, khả năng mất private key (khóa riêng) của ví tiền điện tử và các rủi ro do gian lận, trộm cắp và tấn công mạng.

Trước nay việc phát hành và lưu thông tiền mã hóa ở Singapore khá thoải mái. (Ảnh: Zaobao).


Ngoài ra, Cục Quản lý Tiền tệ Singapore cũng đã đề xuất các chuẩn tắc cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực DPT. Người điều hành phải tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty để giảm rủi ro mất mát hoặc lạm dụng tài sản của khách hàng, cũng như đảm bảo rằng khách hàng có thể lấy lại tài sản của họ trong trường hợp nhà điều hành phá sản.

Để giảm tác động đến các nhà đầu tư nếu các nền tảng giao dịch tiền điện tử tham gia vào các doanh nghiệp đặt cọc hoặc cho vay bị phá sản, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng, MAS yêu cầu các nhà khai thác phải nói rõ về những rủi ro giao dịch này hoặc hạn chế các nhà khai thác cho các nhà đầu tư vay tiền mã hóa.

Về khuôn khổ quy định đối với việc phát hành tiền mã hóa và các tổ chức môi giới trung gian, Cục Quản lý Tiền tệ Singapore có kế hoạch quy định rằng nếu giá trị lưu hành của một loại tiền mã hóa được liên kết với loại tiền tệ ổn định chính thức vượt quá 5 triệu đô la Singapore, tổ chức phát hành phải được tổ chức thanh toán cấp phép.

Tại Singapore, các tổ chức phi ngân hàng và ngân hàng có thể phát hành tiền mã hóa được gắn với một loại tiền tệ ổn định.

MAS khuyến nghị rằng các ngân hàng không phải tuân theo các yêu cầu bổ sung về tài sản dự trữ và bảo mật khi phát hành tiền tệ dưới dạng các khoản nợ ngân hàng được mã hóa (tokenised bank liabilities) vì chúng đã phải chịu sự giám sát quản lý nghiêm ngặt theo quy định của Đạo luật Ngân hàng về các rủi ro về vốn và tính thanh khoản, rửa tiền và tài trợ khủng bố, quản lý rủi ro công nghệ, v.v.

Nếu được phát hành dưới dạng tài sản thế chấp mã hóa riêng biệt, chúng cần phải tuân thủ các quy định của nhà phát hành đơn vị tiền tệ ổn định, nhưng không cần đáp ứng các yêu cầu thận trọng về vốn cơ sở và khả năng thanh toán.

Chia sẻ Facebook