Cổ nhân nói: 'Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê': 2 nỗi sợ đó thực sự là gì?
Người xưa có những câu nói truyền miệng quý giá đúc kết kinh nghiệm từ xưa đến nay. Vậy câu nói: "Cổ nhân nói: "Đàn ông sợ quả hồng, phụ sợ quả lê" có nghĩa là gì?
Người xưa thường có nhiều câu nói truyền miệng - đúc kết từ kinh nghiệm từ đời này qua đời khác - rất sâu sắc và ý nhị. Câu nói của cổ nhân Trung Quốc: "Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê" này vẫn còn thiếu 1 vế nữa đó là "Heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu".
Tại sao đàn ông lại sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê và heo nái lại sợ vỏ dưa hấu? Cùng phân tích câu nói này để hiểu dụng ý của người xưa.
1. Vì sao đàn ông sợ quả hồng?
Quả hồng trong nửa câu đầu "Đàn ông sợ quả hồng" ở đây ý chỉ quả hồng dẻo, mềm. Người Trung Quốc thường trồng nhiều hồng, một số khu vực còn thu mua hồng để kiếm sống. Khi hồng tươi nhiều, họ nghĩ ra cách phơi khô hồng để biến chúng thành những quả hồng dẻo, tròn như cái bánh và bảo quản được lâu.
Vậy tại sao đàn ông lại sợ hồng (dẻo) này? Đây là cách nói ví von, ý chỉ đàn ông mà có tính khí nhu nhược, yếu hèn sẽ dễ bị bắt nạt từ gia đình đến ngoài xã hội. Ở trong nhà, họ sẽ không được coi trọng, bị vợ sai khiến, lấn át. Ra ngoài xã hội, họ sẽ không được người ngoài nể trọng, dễ bị lấn át và thường ít có cơ hội làm việc lớn.
Do đó, tính nết đàn ông mà giống quả hồng dẻo thì không chỉ khiến bạn gặp khó khăn trong làm ăn/kinh doanh mà còn bị người khác đánh giá thấp.
2. Tại sao phụ nữ sợ quả lê?
Trong câu tiếp theo của vế đầu câu nói này, quả lê ở đây không phải là quả lê ăn được. Quả lê này thực chất là từ đồng âm với từ Ly hôn trong tiếng Trung Quốc.
Từ xa xưa, phụ nữ ly hôn thường bị hàng xóm dị nghị, đàm tiếu vfa nói những lời không hay. Không những thế, phụ nữ đã lỡ một lần đò thời xưa thường khó tìm được hạnh phúc mới. Ngày nay, quan niệm dù đã có nhiều đổi khác, suy nghĩ đã thoáng hơn và phụ nữ có thể độc lập về kinh tế cũng như hoàn toàn có thể lấy một người chồng khác sau khi đã ly hôn.
Phụ nữ ngày nay không sợ ly hôn. Điều họ sợ không phải là bản thân ly hôn, mà là không gặp được người thích hợp và lãng phí tuổi thanh xuân một cách vô ích. Chính vì vậy, "phụ nữ sợ quả lê" phần nào vẫn đúng trong thời nay.
3. Heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu
Nửa câu sau "Heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu" có lẽ đã quá quen thuộc với bà con nông thôn hoặc những người có kinh nghiệm chăn nuôi heo. Nguyên nhân khiến heo/lợn nái sợ vỏ dưa hấu là do dưa hấu là loại quả có tính hàn, nếu lợn nái thường xuyên ăn vỏ dưa hấu sẽ khiến lợn nái bị tiêu chảy thường xuyên.
Nếu đang tiết sữa, heo nái sau khi ăn sẽ dễ bị ọc sữa trở lại, dẫn đến heo con sinh ra bị suy dinh dưỡng, vì vậy những người chăn nuôi có kinh nghiệm sẽ không cho heo nái ăn vỏ dưa hấu.
Toàn bộ câu nói dân gian "Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê; Heo nái sợ nhất vỏ dưa hấu" đều có ý nghĩa chỉ ra những điều kiêng kỵ đối với đàn ông, phụ nữ và heo nái.
Vế đầu tiên là khuyên đàn ông không nên nhu mì, hiền lành quá, kẻo bị người khác lấn lướt. Hay tu dưỡng tâm tính và kiến thức rồi kiên định thực hiện và dựa vào chính mình để tạo những điểm khác biệt khiến người khác phải nể trọng.
Còn đối với người phụ nữ, cổ nhân có ý khuyên phụ nữ nên tìm hiểu và quan sát kỹ hơn trước khi kết hôn, đừng vội vàng quyết định để rồi một lần lỡ dở, người tổn thương cuối cùng là phụ nữ yếu mềm. Những nguyên tắc này áp dụng cho cả nam và nữ, và đáng được ghi nhớ.
Vế thứ hai nói về điểm kiêng kỵ khi nuôi heo nái, điểm này thực sự ngụ ý rằng mọi người nên cẩn thận hơn khi chăn nuôi, đừng để ảnh hưởng xấu hay mất mát lợi lộc chỉ vì một sai sót nhỏ.