Cổ nhân dạy “Đàn ông sợ mài, đàn bà sợ ngâm, con gà sợ ném, con chó sợ liếm”: Tại sao lại vậy?
Cổ nhân dạy “Đàn ông sợ mài, đàn bà sợ ngâm, con gà sợ ném, con chó sợ liếm”: Tại sao lại vậy?
Có một số câu nói là kết tinh của trí tuệ của ông cha ta, mỗi câu đều mang ý nghĩa và nội hàm sâu sắc về cuộc sống nhưng nó rất gần gũi với chúng ta thể hiện trí tuệ và óc quan sát của người xưa. Cổ nhân dạy “Đàn ông sợ mài, đàn bà sợ ngâm, con gà sợ ném, con chó sợ liếm”, câu nói này của cổ nhân là một bức chân dung về cuộc sống. Vậy bức chân dung này mang hàm ý gì?
Cổ nhân nói: Đàn ông sợ mài
Hầu hết chúng ta vẫn nghĩ, đã là đàn ông thì phải đầu đội trời, chân đạp đất, chí lớn bốn phương để xây dựng sự nghiệp vững chắc, chỗ dựa, trụ cột của gia đình. Trong quá trình này đàn ông không được phép để cảm xúc chi phối quá lớn. Bởi hầu hết đàn ông khi tập trung cho sự nghiệp, nếu yêu đương, vướng vào lưới tình thì đầu óc sẽ bị phân tâm. Xét cho cùng, trong mắt nhiều người khi nói về tình yêu sẽ nghĩ đến việc nó dễ làm tiêu hao ý chí, làm vật ngáng đường công danh của một người. Một khi con gái theo đuổi con trai thì dễ dàng thành công, bởi một người đàn ông dù kiên quyết đến mấy đôi khi cũng khó lòng cưỡng lại sự dịu dàng của người phụ nữ.
Từ “mài” mà cổ nhân nói đến ở đây chính là chỉ sự “tra tấn” mềm mại, sự kiên trì của người con gái làm mài mòn ý chí, quyết định ban đầu của người đàn ông. Khi bạn yêu cầu một người đàn ông điều gì đó, lúc đầu họ có thể không đồng ý với bạn, nhưng nếu bạn kiên trì mài dũa thì anh ta cũng sẽ gật đầu, và đặc biệt rất sợ nước mắt phụ nữ rơi.
Cổ nhân nói: Đàn bà sợ ngâm
Sau khi hiểu chuyện “đàn ông sợ mài”, nhiều người cũng hiểu “đàn bà sợ ngâm”. Nhìn chung thì việc làm chủ cảm xúc của người phụ nữ, giữ vững lập trường luôn kém xa so với người đàn ông, nhất là với khả năng độc lập trong cuộc sống.
Phụ nữ chú trọng đến cảm tính hơn, khi cảm nhận được sự chân thành thì người phụ nữ sẽ rất dễ rung động. Thế nên, mọi người mới bảo “rễ tai” của người phụ nữ tương đối mềm, phụ nữ hay yêu bằng tai, trái tim rất dễ tan chảy.
Cổ nhân nói: Con gà sợ ném
Thông thường những từ chỉ con gà là để ám chỉ sự hèn nhát. Gà có đặc tính thích sự yên tĩnh, khi bạn đi ngang qua con gà hay có ý định đến gần nó, nó sẽ nhận ra ngay và lập tức bỏ chạy.
Cổ nhân dạy “con gà sợ ném” ý chính là khuyên chúng ta làm việc gì cũng nên chậm rãi, kiên trì, đừng vội vàng mới có được kết quả như mong muốn. Nếu nhanh chóng muốn đạt được kết quả cuối cùng lại không thu được gì.
Cổ nhân nói: Con chó sợ liếm
Chó thì ngược lại với gà, đây là người bạn trung thành của con người. Chó không chỉ sợ người mà còn thích gần gũi với người. Vì vậy nếu muốn thuần hóa một chú chó, bạn phải thường xuyên cưng nựng nó. Sau khi đã quen, lúc bạn chạm vào nó sẽ thả lỏng cảnh giác và ngoan ngoãn với bạn hơn.
Trên thực tế, loài chó rất thông minh và biết từ ngữ cũng như sắc mặt của người. Nó biết ai là chủ trong gia đình, nó cũng có thể thấy lương tâm cắn rứt khi biết mình đã làm điều sai trái, vì vậy muốn nuôi thú cưng thì không thể chiều chuộng chúng quá mức, quá nhiều. Đương nhiên, câu này cũng nhắc nhở chúng ta không nên lấy lòng người quá đáng, vì kết quả của việc làm như vậy không những không được người khác công nhận mà còn dễ sinh lòng oán hận. Những câu nói này cũng là một lời nhắc nhở bạn phải biết tính khí của đối phương, từ đó điều chỉnh phương thức giao tiếp và cách làm việc của chính mình. Bất kể bạn làm gì, bạn phải học cách quan sát từ ngữ và sắc thái của đối phương, và nhận thức chính xác về nó.