Cổ nhân chỉ điểm: Người càng nghèo càng có 3 cái lỗi càng “to”

Chia sẻ Facebook
28/05/2022 09:50:40

Nhiều người đổ lỗi cho sự kém may mắn, do số phận. Tuy nhiên, nguồn gốc của sự nghèo khó không hẳn do ngoại cảnh, mà xuất phát từ chính bản thân người đó.


Ham rẻ

Đương nhiên tham rẻ là điều rất tự nhiên với mỗi người, nhưng thực tế, càng nghèo người ta lại càng ham rẻ. Và rồi, ham rẻ đôi khi lại đồng nghĩa với "được nhỏ mà mất to". Càng không có năng lực, người ta lại chỉ nhìn ngắn hạn, tham cái lợi trước mắt, quên giá trị lâu dài.

Bởi thế, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được định rõ qua câu nói: "Người nghèo tham hiện tại, người giàu muốn tương lai". Nói cách khác, khoảng cách giữa giàu – nghèo thực chất nằm ở chính tầm nhìn của người đó mà thôi.

Người có thời gian rỗng “to”: Không biết quý tiếc thời gian

Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ và không quan tâm đến thời gian. Trong khi người khác tận dụng từng chút thời gian để học tập và làm giàu cho chính mình, họ thường dùng thời gian đó để ăn uống và vui chơi.

Chúng ta có thể nhận rõ rằng, những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian, họ sẽ có một trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp sáng lạn.

Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, về nhà có thể làm một số việc bán thời gian, hoặc có thể tiếp tục đọc sách hoặc làm giàu cho bản thân, họ cũng có thể tận dụng thời gian để học thêm một số kĩ năng khác nữa.

Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả.

Lười ở đây không hẳn là lười lao động, mà còn là lười thay đổi, lười vận động, lười tham vọng.

Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.

Bên cạnh đó, có những người lười lao động, dựa vào gia đình, cha mẹ giống như cây tầm gửi để tồn tại. Người Anh từng đưa ra định nghĩa NEET (Not in Education, Employment, or Training) - một từ viết tắt để chỉ nhóm người không có học vấn, không nghề nghiệp, hay không được đào tạo.

Họ không đóng góp sức lao động cho xã hội mà tách ra khỏi sự cạnh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn "ký sinh" vào gia đình. Những người như vậy không thể nào có một cuộc sống độc lập, chủ động, mà mãi mãi dựa vào người khác để qua ngày. Sự lười biếng này khiến họ mãi mãi là thành phần ký sinh, nghèo khó trong xã hội.

Chia sẻ Facebook