Cổ nhân: 3 mối quan hệ người phụ nữ cần xử lý tốt trong hôn nhân
Trong sách "Nữ giới", Ban Chiêu, nữ học giả trứ danh thời Đông Hán, đã để lại cho người phụ nữ rất nhiều bài học quý giá trong hôn nhân.
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
Thời xưa, người phụ nữ ngoài việc tu dưỡng tính nết, khi bước vào hôn nhân còn phải đối mặt với rất nhiều mối quan hệ, như chồng, cha mẹ chồng, anh chị em chồng. Kỳ thực, cách đối đãi và xử lý của người phụ nữ trong các mối quan hệ này giống như khảo nghiệm trí tuệ của họ vậy, bởi vì nếu những mối quan hệ này được xử lý tốt đẹp thì gia đình sẽ hòa thuận, nếu như xử lý không tốt thì sẽ bị phương hại rất nhiều về cả thể xác và tinh thần. Về những khía cạnh này, trong sách “Nữ giới”, Ban Chiêu, nữ học giả trứ danh thời Đông Hán, đã để lại cho người phụ nữ rất nhiều bài học quý giá.
Trên cơ bản, khi người phụ nữ bước vào hôn nhân sẽ phải đối mặt với ba loại quan hệ trọng yếu trong gia đình như sau:
Mối quan hệ với người chồng
Trong thiên “Phu phụ” của “Nữ giới” viết: “Phu phụ chi đạo, tham phối âm dương, thông đạt Thần minh, tín Thiên địa chi hoằng nghĩa, nhân luân chi đại tiết dã” , ý nói đạo vợ chồng là sự phối hợp âm dương, cảm ứng Thần linh, là đạo nghĩa rộng lớn trong Trời Đất, cũng là đạo lý to lớn của nhân luân.
Văn hóa truyền thống chia mối quan hệ giữa con người làm năm loại, gọi là ngũ luân. Trong ngũ luân này, đứng đầu chính là vợ chồng, bởi vì trước tiên phải có vợ chồng rồi mới có cha con, anh em, bạn bè, quân thần. Chính vì tầm quan trọng này nên trong chương đầu tiên của “Thi Kinh” là “Quan sư” cũng giảng về nam nữ vợ chồng. Tiền đề của việc kết thành vợ chồng là phải một âm một dương, một nam một nữ.
Nói về hôn nhân, trong văn hóa truyền thống có khái niệm “duyên phận” . Người ta tin rằng mọi thứ đều là duyên phận, duyên phận vợ chồng là do Trời đất sắp đặt. Ai là cha mẹ, anh chị em cũng đều là có định mệnh. Thậm chí, sau này những người như bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn… cũng không nằm ngoài hai chữ duyên phận.
Duyên phận vợ chồng là do tích lũy từ kiếp trước, hoặc là người vợ có ơn với người chồng, hoặc là người chồng có ơn với người vợ, hoặc là mắc nợ nhau, đời này hai người gặp lại để hóa giải. Cũng chính là điều mà cổ nhân gọi là thiện duyên hay ác duyên, vì vô duyên không tụ, vô duyên không đến.
Vì không cách nào trốn tránh được vận mệnh nên chỉ có thể trân quý duyên phận của mình, trân quý người chồng người vợ của mình. Trong “Nữ giới” viết: “Phu bất hiền, tắc vô dĩ ngự phụ, phụ bất hiền, tắc vô dĩ sự phu” , tức là nếu người chồng không có đạo đức, v ề mặt tinh thần sẽ không thể dẫn dắt một người phụ nữ, cũng rất khó được người vợ nghe theo, người chồng như vậy ở trong nhà liền đánh mất đi uy nghiêm. Còn nếu người vợ không hiền đức thì không thể phụ giúp được người chồng, cũng đánh mất đi đạo nghĩa làm vợ của mình.
Mối quan hệ với mẹ chồng
Mối quan hệ thứ hai mà người phụ nữ bước vào hôn nhân phải đối mặt chính là mối quan hệ với mẹ chồng. Đây là mối quan hệ rất trọng yếu, không ít cuộc hôn nhân bất hạnh xuất phát từ nguyên nhân mẹ chồng con dâu bất hòa.
Trong thiên “Khúc tòng” của “Nữ giới” viết: Mặc dù vợ chồng yêu thương nhau nhưng nếu người con dâu đó không được cha mẹ chồng tán thành thì trong gia đình cũng không có cách nào để đạt được sự hòa thuận thực sự.
Vậy thì l àm sao để có được tình yêu đích thực từ cha mẹ chồng? Làm sao để chung sống hòa thuận được? Cần phải làm được “khúc tòng” , nghĩa là đối với chồng thì có thể nói lời đạo lý, phân rõ đúng sai nhưng đối với cha mẹ thì không nên tranh biện nhiều, phân rõ ai đúng ai sai một cách rạch ròi. Làm con có thể không đồng ý với cha mẹ ở một vài điều, nhưng đừng tranh cãi quá nhiều, hãy bao dung hơn. Bởi vì dù sao thì mẹ chồng cũng đã nhiều tuổi, rất nhiều tư duy quan niệm được hình thành từ nhiều năm, đã trở thành thâm căn cố đế rồi, khó có thể sửa chữa được trong một sớm một chiều.
Mối quan hệ mẹ chồng con dâu từ ngàn năm nay được xem là trung tâm của sự hòa thuận trong gia đình. Sau khi đón con dâu về, chủ quyền gia đình nên là ai, vấn đề này thường gây ra rất nhiều tranh chấp. Thời cổ xưa, sau khi con dâu về nhà chồng, mẹ chồng sẽ giao việc quản lý gia đình cho con dâu, từ đó về sau con dâu trở thành nữ chủ nhân của gia đình, lo liệu hết thảy mọi việc, nhưng con dâu phải kính trọng mẹ chồng, thưa gửi lễ phép. Nếu c on dâu biết ơn mẹ chồng đã vất vả bao nhiêu năm và biết xin lời khuyên trong cuộc sống, để mẹ chồng cảm thấy mình vẫn cần thiết thì điều này rất có lợi cho gia đình hòa thuận.
Mối quan hệ với anh chị em chồng
Việc làm sao để mối quan hệ với anh chị em của chồng hòa thuận vui vẻ cũng là điều rất quan trọng. Trong “Nữ giới” viết: “Phu tẩu muội giả, thể địch nhi tôn, ân sơ nhi nghĩa thân” , nghĩa là anh chị, em trai, em gái của chồng mặc dù không có quan hệ huyết thống với mình nhưng đều là người một nhà, có thân duyên và tình nghĩa thâm hậu. C ũng là người thân, cần phải kính trọng và yêu thương.
Vậy phải làm sao để sống hòa thuận với anh chị em của chồng? Sách “Nữ giới” cũng viết: “ Nhược thục viện khiêm thuận chi nhân, tắc năng y nghĩa dĩ đốc hảo, sùng ân dĩ kết viên”, tức là một người phụ nữ hiền lành, khiêm nhượng, nhu thuận thì sẽ c ó khả năng sống hòa thuận với các thành viên trong gia đình chồng.
Phụ nữ xưa nay luôn được coi là cốt lõi của gia đình, chỉ có người phụ nữ thân tâm an tĩnh mới có thể quản gia đình yên ổn hòa thuận, gia đình yên ổn thì xã hội mới yên ổn. Những kiến thức và tài năng của Ban Chiêu để lại trong cuốn “Nữ giới” thực sự là những bài học quý giá cho phụ nữ trong hôn nhân gia đình.
Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Đạo âm dương trong mối quan hệ vợ chồng của người xưa
Mời xem video :