Có hay không việc Nga vẫn thu về được nhiều ngoại tệ nhờ các kênh khác nhau?
Trong khi vàng có thể là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga hiện vẫn để ngỏ cửa cho việc bán các sản phẩm năng lượng.
Theo Kitco News, phần lớn giao dịch của vàng trên thế giới được theo dõi bởi 2 trung tâm giao dịch lớn của thế giới tại London và New York hiện chịu sự giám sát của Hiệp hội vàng London (LBMA) và tập đoàn CME.
Cả LBMA và CME gần đây đã ngừng giao dịch của 6 công ty giao dịch vàng của Nga, cụ thể các loại vàng mới Nga bị cấm tham gia vào thị trường của họ. Chỉ những loại vàng tiêu chuẩn từ một số nhà cung cấp được cấp phép trữ kho tại LBMA và CME, đường đi của vàng được theo dấu chặt chẽ cũng như các thông số liên quan đến vàng được lưu trữ cẩn thận.
"Phần lớn người mua muốn mua vàng từ nhà cung cấp uy tín hoặc một ai đó được chứng nhận", giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu về kim loại quý tại ngân hàng Standard Chartered – ông Suki Cooper phân tích.
Theo các chuyên gia phân tích, vàng bên ngoài các kênh tổ chức chính thức này sẽ có thể mang ít thông tin chi tiết, nhiều khi chỉ có duy nhất một chứng nhận hay một tem cho thấy nguồn gốc của nó, như vậy sẽ vẫn có những cách mà Nga có thể bán được vàng.
Châu Âu hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng từ Nga, khoảng một nửa dầu thô xuất khẩu từ Nga được bán sang thị trường châu Âu. Như vậy, nguồn năng lượng từ Nga vẫn tiếp tục được vận chuyển sang châu Âu, Moscow vẫn có nguồn cung các loại ngoại tệ quan trọng.
Nga hiện đang xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, xu thế này nhìn chung sẽ mạnh hơn khi mà hàng trăm công ty nước ngoài đã thông báo rút khỏi Nga. Sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Moscow đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu bán 80% ngoại tệ đổi lấy đồng ruble như một cách để tạo nhu cầu với đồng tiền này.
"Điều quan trọng nhất ở đây là phương Tây hiện vẫn đang loại trừ các giao dịch dầu và khí đốt. Yếu tố này quan trọng với ngoại tệ hơn là bất kỳ quyết định trừng phạt nào", chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Peterson chuyên nghiên cứu về kinh tế quốc tế - ông Joseph Gagnon.
Giá vàng đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, lập nhiều kỷ lục trong thời gian mùa hè năm 2020. Yếu tố chính khiến giá vàng tăng chính là nhu cầu của nhà đầu tư tăng vọt cùng với nỗi lo lớn dần về lạm phát.
Nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng như công cụ trữ giá trị trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và khi giá cả tiêu dùng tăng lên. Giá vàng giao hợp đồng tương lai trên thị trường New York tăng 1,3% lên 1.961,6USD/troy ounce vào ngày thứ Năm và tính từ đầu năm đến nay giá vàng đã tăng được hơn 7%.
Dù vậy, một số chuyên gia phân tích vẫn tin rằng giá vàng sẽ còn nhiều biến động. Các hàng hóa công nghiệp ví như dầu hay đồng, vàng không chịu ảnh hưởng quá mạnh bởi cung cầu trong ngắn hạn, thay vào đó giao dịch của nó phụ thuộc vào nhu cầu của phía nhà đầu tư cũng như kỳ vọng từ triển vọng kinh tế. Như vậy khi mà vàng của Nga không được tiếp cận với thị trường toàn cầu, các yếu tố gián đoạn cũng khó có thể đẩy giá vàng lên quá cao.
Nhà đầu tư hiện vẫn đang theo dõi hoạt động mua vàng nội địa của Nga để chờ đợi những dấu hiệu cho thấy Nga vẫn đang tăng mua vàng. Ngân hàng Trung ương Nga mới đây đã nói rằng sẽ khởi động lại hoạt động mua vàng nội địa sau nhiều năm trì hoãn, nhưng rồi đến tuần trước lại khẳng định họ đang hoãn lại việc mua vàng bởi nhu cầu các hộ gia đình tăng cao.